Giấy quỳ tím thử nước ối: Cách hay để phân biệt nước ối với nước tiểu?

Giấy quỳ tím thử nước ối: Cách hay để phân biệt nước ối với nước tiểu?

Hiện trên một số group cộng đồng bầu bí, nhiều mẹ thường chia sẻ với nhau “bảo bối” giấy quỳ tím thử nước ối và cách sử dụng loại giấy này khi có nghi ngờ bị rỉ ối. Theo đó, trong một số trường hợp, việc nhận ra mình bị rỉ ối có thể giúp mẹ bầu đến bệnh viện kịp thời, giảm thiểu các nguy cơ biến chứng. 

Vậy thực chất giấy quỳ tím có giúp các mẹ bầu “chẩn đoán” bản thân đang bị rỉ nước ối hay không? Tại sao các mẹ bầu cần đặc biệt chú ý đến hiện tượng rỉ ối hay vỡ ối sớm? Nếu có băn khoăn này, các chị em bầu bí đừng bỏ qua những thông tin mà Bác sĩ Hoa tổng hợp được trong bài viết sau nhé!

1. Mẹ bầu bị rỉ ối có nguy hiểm không? 

Trước khi tìm hiểu về giấy quỳ tím thử nước ối và cách sử dụng, hãy cùng tìm hiểu bị rỉ ối có nguy hiểm không, khi nghi ngờ bị rỉ ối các mẹ bầu cần làm gì, khi nào cần đến bệnh viện để tránh các biến chứng thai kỳ đáng tiếc?

Hiện tượng rỉ ối có thể được xem là dấu hiệu cảnh báo những điều bất thường của thai kỳ, thậm chí là làm tăng nguy cơ nhiễm trùng tử cung, nhiễm trùng thai nhi. Bên cạnh đó, có không ít mẹ bầu sẽ có dấu hiệu chuyển dạ sau khoảng 24 giờ kể từ khi hiện tượng rỉ nước ối xảy ra.

Ngoài ra, tình trạng rò rỉ nước ối kéo dài có thể khiến thai kỳ của bạn phải đối mặt với các nguy cơ chẳng hạn như:

  • Cạn ối: Việc bị cạn ối có thể dẫn tới các dị tật bẩm sinh, gây suy thai hoặc thậm chí là thai chết lưu hay sinh non.
  • Tăng nguy cơ nhiễm trùng như nhiễm trùng ối, viêm màng ối, nhiễm trùng huyết, nhiễm trùng sơ sinh…
  • Vấn đề dây rốn như sa dây rốn
  • Làm gia tăng nguy cơ phải sinh mổ, sinh sớm
  • Nếu rỉ ối xảy ra ở tam cá nguyệt thứ 2 có thể là dấu hiệu cảnh báo sảy thai, sinh non.

Tuy nhiên việc phân biệt dịch lỏng thoát ra từ âm đạo là nước tiểu, khí hư hay nước ối với một số mẹ bầu có thể là một thách thức không nhỏ. Thế nên, nhiều chị em bầu bí mách nhau cách sử dụng giấy quỳ tím thử nước ối nếu nghi ngờ mình bị rỉ ối, trước khi vội vã đến bệnh viện để kiểm tra.

2. Cách sử dụng giấy quỳ tím thử nước ối

cách sử dụng giấy quỳ tím thử nước ối
Trước khi tìm hiểu cách sử dụng giấy quỳ tím thử nước ối, hãy cùng tìm hiểu về loại giấy này.

2.1. Giấy quỳ tím là gì? 

Giấy quỳ là giấy có tẩm dung dịch etanol hoặc nước với chất màu tách từ rễ cây địa y, có màu gốc ban đầu là màu tím, nên thường được gọi là giấy quỳ tím. Đây là loại giấy được sử dụng khá phổ biến giúp đo độ pH, xác định tính chất axit hoặc bazơ của dung dịch thông qua sự thay đổi màu sắc. Ưu điểm của quỳ tím là cho kết quả nhanh, dễ sử dụng mà giá thành lại rất rẻ. Khi nhúng vào dung dịch:

  • Nếu dung dịch đó có tính bazơ: giấy quỳ chuyển màu xanh
  • Nếu dung dịch đó mang tính axit: giấy quỳ sẽ chuyển sang màu đỏ
  • Nếu màu của giấy quỳ không đổi thì dung dịch đó là trung tính (tính axit và tính bazơ cân bằng với nhau).

Chính tính chất đổi màu này mà giấy quỳ được dùng để kiểm tra sự rò rỉ nước ối ở mẹ bầu khi nghi ngờ mình bị rỉ dịch ối.

2.2. Cách sử dụng giấy quỳ tím thử nước ối

Nhiều mẹ bầu thường thắc mắc cách sử dụng giấy quỳ tím thử nước ối như thế nào. Việc sử dụng giấy quỳ tím thử nước ối  khá đơn giản, không gây các tác dụng phụ với sức khỏe của mẹ và bé (nếu dùng đúng loại dành cho mục đích y tế). Khi mẹ bầu thấy có hiện tượng rỉ nước từ âm đạo rỉ rả, liên tục, tốt nhất nên tới các cơ sở chuyên khoa sản phụ khoa để thăm khám và xác định chẩn đoán. Trong trường hợp bị rò rỉ dịch âm đạo với lượng ít mà chưa thể đi khám ngay, mẹ bầu có thể dùng giấy quỳ tím thử nước ối tại nhà theo hướng dẫn sau:

Cách sử dụng giấy quỳ tím thử nước ối được thực hiện như sau: 

  • Rửa tay thật sạch, lau khô
  • Xé bao bì hộp giấy quỳ tím, lấy 1 tờ giấy
  • Dùng tăm bông lấy dịch âm đạo rồi phết lên giấy quỳ hoặc đưa giấy quỳ vào âm đạo để thử (với loại giấy quỳ được sản xuất dành riêng cho lĩnh vực y tế)
  • So sánh màu hiển thị trên giấy quỳ với màu trên bảng màu thang đo được đánh số từ 1-14.

Cách đọc kết quả:

  • Giấy quỳ không đổi màu: Dịch rò rỉ là nước tiểu.
  • Giấy quỳ chuyển xanh lam (chất lỏng trên giấy có độ pH lớn hơn 6.0 và có khả năng là nước ối): Mẹ bầu đang bị rỉ nước ối. Lúc này việc cần làm là nhanh chóng sắp xếp vào bệnh viện để bác sĩ kiểm tra và thăm khám, tránh biến chứng thai kỳ đáng tiếc có thể xảy ra.

2.3 Mua giấy quỳ tím thử nước ối ở đâu?

Nên mua giấy quỳ tím thử nước ối ở đâu hay giấy quỳ tím thử nước ối mua ở đâu để đảm bảo kết quả chính xác là thắc mắc thường gặp. Nguyên do là bởi trên thị trường hiện nay, giấy quỳ tím sản xuất dùng trong nhiều mục đích khác nhau, được bán khá tràn lan.

Do đó, câu trả lời cho thắc mắc nên mua giấy quỳ tím thử nước ối ở đâu là bạn nên mua giấy quỳ tím được bán tại các nhà thuốc, trên các trang thương mại điện tử, các shop bán hàng online uy tín nhé!

3. Dùng giấy quỳ tím thử nước ối: Cần lưu ý gì? 

cách sử dụng giấy quỳ tím thử nước ối
cách sử dụng giấy quỳ tím thử nước ối

Các chuyên gia cho biết, do dịch âm đạo có tính axit trong khi nước ối có tính kiềm, nên việc dùng giấy quỳ tím thử nước ối có thể cho biết tình trạng rỉ ối. Lưu ý là nếu có nhu cầu sử dụng, các mẹ bầu chỉ nên dùng giấy quỳ được sản xuất theo tiêu chuẩn dành cho sản phẩm y tế để đảm bảo an toàn. Việc dùng giấy quỳ được sản xuất cho các mục đích khác, không rõ nguồn gốc, xuất xứ thì có thể chứa một số tạp chất độc hại, thậm chí là có nguy cơ lây nhiễm một số vi sinh vật có hại, có nguy cơ gây nhiễm trùng hoặc dị ứng khi dùng.

Theo kinh nghiệm của nhiều chị em bầu bí để việc dùng giấy quỳ tím thử nước ối cho kết quả chính xác, các mẹ bầu nên thử vào sáng sớm khi chưa ăn, uống bất cứ thứ gì, đặc biệt là các loại thuốc. Mẹ bầu dùng viên bổ sung tổng hợp các vitamin và khoáng chất khi mang thai (sắt, canxi…) có thể ảnh hưởng đến kết quả thử. Bên cạnh đó, nếu bị viêm nhiễm âm đạo thì kết quả dùng giấy quỳ tím thử nước ối cũng có thể bị sai lệch. Do đó, các mẹ bầu cần lưu ý nhé!

Việc chỉ dùng giấy quỳ tím thử nước ối mà không đi khám kịp thời có thể dẫn tới nguy cơ sức khỏe nghiêm trọng cho thai kỳ. Do đó, các mẹ bầu nên cân nhắc và đi khám ngay khi có những dấu hiệu bất thường nhé!

 

Các bài viết được tham khảo từ nhiều nguồn online. Sau đó được các kiểm duyệt viên kiểm duyệt lại. Nếu có gì sai sót xin được nhận sự góp ý của mọi người.

Các nguồn tham khảo: dieutri.vn; pharmacity.vn; medlatec.vn; vinmec.com; hellobacsi.com

Các bài viết chỉ mang tính tham khảo, mọi người hãy hỏi ý kiến các chuyên gia để có thể xem xét phù hợp với thể trạng, cơ địa của bản thân.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Email
Điện thoại
Zalo
Tin nhắn
Tin nhắn
Điện thoại
Email
Zalo