Khám phá các loại thuốc trị đau đầu chóng mặt thường dùng

Khám phá các loại thuốc trị đau đầu chóng mặt thường dùng

Đau đầu chóng mặt là một triệu chứng mà bất kể ai trong chúng ta cũng có thể gặp phải ít nhất 1 lần trong đời. Đau đầu chóng mặt thường có thể tự giảm bớt theo thời gian nhưng trong một số trường hợp thì cần điều trị. Nếu cơn đau đầu chóng mặt kéo dài, bác sĩ có thể kê toa thuốc để giúp kiểm soát triệu chứng. Vậy, thuốc trị đau đầu chóng mặt bao gồm những loại nào? Mời bạn cùng Bác sĩ Hoa tìm hiểu trong bài viết ngay sau đây nhé!

Các loại thuốc trị đau đầu chóng mặt sẽ được bác sĩ kê đơn tùy thuộc vào nguyên nhân, tần suất và mức độ nghiêm trọng của cơn đau đầu chóng mặt; có bị buồn nôn kèm theo không cũng như các bệnh lý khác đang mắc phải.

Thuốc giảm đau không kê đơn

Bạn có thể điều trị cơn đau đầu chóng mặt nhẹ, đau đầu do căng thẳng không thường xuyên ngay tại nhà bằng các loại thuốc giảm đau không kê đơn. Những loại thuốc trị đau đầu nhẹ này bao gồm: acetaminophen, aspirin hoặc ibuprofen. Ngoài ra, sự kết hợp giữa thuốc giảm đau acetaminophen, aspirin và caffein có thể giúp tăng tác dụng giảm đau.

Hãy làm theo hướng dẫn sử dụng thuốc và không được dùng nhiều hơn mức cần thiết. Không nên đợi cho đến khi cơn đau đầu chóng mặt trở nên trầm trọng thì mới dùng thuốc giảm đau không kê đơn, vì có thể thuốc sẽ không hiệu quả. 

Lạm dụng thuốc giảm đau quá mức có thể gây đau đầu do lạm dụng thuốc, gây loét và chảy máu trong đường tiêu hóa, tổn thương gan. Hãy thăm khám ngay với bác sĩ nếu cơn đau đầu chóng mặt dai dẳng, bạn cần dùng thuốc giảm đau nhiều lần hơn hoặc thuốc đã không còn hiệu quả.

Triptans là thuốc trị đau đầu chóng mặt nghiêm trọng trong bệnh đau nửa đầu

Thuốc trị đau đầu chóng mặt triptans

Đối với những cơn đau đầu chóng mặt xảy ra do chứng đau nửa đầu, bác sĩ có thể đề nghị dùng thuốc trị đau đầu chóng mặt theo toa. Thuốc được kê đơn nhiều nhất là triptans. Nhóm thuốc trị nhức đầu chóng mặt này bao gồm các hoạt chất sumatriptan, zolmitriptan và rizatriptan.

Thuốc có tác dụng ngăn chặn đường dẫn truyền cơn đau đến não, giảm triệu chứng đau đầu chóng mặt trong chứng đau nửa đầu. Thuốc có sẵn ở dạng viên nén, thuốc xịt mũi hoặc thuốc tiêm.

Trong khoảng 70% trường hợp, thuốc triptans giúp giảm đau hoàn toàn trong vòng hai giờ. Thuốc phát huy hiệu quả tốt nhất nếu bắt đầu điều trị sớm. Một số bệnh nhân cần dùng liều thứ hai trong vòng 12 đến 24 giờ. Bệnh nhân mắc bệnh tim mạch, có nguy cơ cao bị nhồi máu cơ tim hoặc đột quy, và những người dùng liều cao một số loại thuốc chống trầm cảm cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc triptans.

Các tác dụng phụ thường gặp khi dùng triptans bao gồm:

  • Nóng trong người
  • Ngứa ran
  • Đi tiểu nhiều
  • Cảm giác nặng nề ở mặt, chân tay hoặc ngực
  • Buồn nôn, khô miệng và buồn ngủ.

Những tác dụng phụ này thường nhẹ và có thể tự cải thiện theo thời gian. Cũng như các loại thuốc giảm đau khác, uống quá nhiều triptans có thể dẫn đến đau đầu do lạm dụng thuốc.

Bạn có thể quan tâm: Khám phá những loại thuốc trị đau nửa đầu hiệu quả

Thuốc lợi tiểu

Nếu bệnh Meniere là nguyên nhân gây đau đầu chóng mặt, bác sĩ có thể kê đơn thuốc lợi tiểu kết hợp với thuốc trị đau đầu chóng mặt. Thuốc cùng với chế độ ăn ít muối có thể giúp giảm tần suất bạn bị chóng mặt đau đầu do bệnh này.

Thuốc kháng histamine

Nếu đau đầu chóng mặt kèm theo buồn nôn, bác sĩ có thể chỉ định dùng thuốc thuốc kháng histamine, chẳng hạn như meclizine hoặc dimenhydrinate. Thuốc có hiệu quả trong việc giảm chóng mặt và buồn nôn trong giai đoạn cấp tính. Tuy nhiên, những loại thuốc này có thể gây buồn ngủ.

Thuốc trị đau đầu chóng mặt nhóm benzodiazepin

Thuốc trị đau đầu chóng mặt benzodiazepin

Các loại thuốc thuộc nhóm benzodiazepin thường được sử dụng bao gồm: diazepam và alprazolam. Chúng hoạt động thông qua hệ thống thần kinh trung ương bằng cách ngăn chặn các phản ứng tiền đình và làm giảm cảm giác chóng mặt. Tuy nhiên, thuốc có nguy cơ gây nghiện, suy giảm trí nhớ và tăng cảm giác buồn ngủ.

Nên tránh dùng các thuốc benzodiazepin ở những bệnh nhân mắc bệnh nhược cơ, viêm phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) và chứng ngưng thở khi ngủ vì chúng có thể gây suy hô hấp.

Các loại thuốc phòng ngừa khác

Thuốc phòng ngừa nhằm giúp giảm tần suất bạn bị đau đầu chóng mặt, giảm mức độ nghiêm trọng của các cơn đau và rút ngắn thời gian kéo dài. Các loại thuốc trị đau đầu chóng mặt này bao gồm:

  • Thuốc hạ huyết áp. Chúng bao gồm các thuốc chẹn beta (như propranolol, nadolol, atenolol và metoprolol), thuốc chẹn kênh canxi như verapamil có thể mang lại hiệu quả.
  • Thuốc chống trầm cảm. Thuốc chống trầm cảm ba vòng như amitriptyline có thể ngăn ngừa chứng đau nửa đầu, đau đầu do căng thẳng,…
  • Thuốc chống động kinh. Valproate và topiramate có thể được bác sĩ kê đơn. Tác dụng phụ của thuốc là gây chóng mặt, thay đổi cân nặng, buồn nôn,… Không dùng thuốc cho phụ nữ mang thai hoặc phụ nữ đang mong muốn có thai.

Thuốc trị đau đầu chóng mặt nhằm phòng ngừa

Ngoài việc dùng thuốc trị đau đầu chóng mặt, bạn có thể áp dụng các phương pháp tự chăm sóc tại nhà sau đây để giảm nhẹ triệu chứng:

  • Chườm túi nóng hoặc lạnh lên đầu.
  • Thực hiện các bài tập thể dục để thư giãn, giảm căng thẳng
  • Xoa bóp đầu, cổ hoặc lưng
  • Ngồi hoặc nằm xuống ngay lập tức khi cảm thấy chóng mặt
  • Nghỉ ngơi trong một căn phòng tối và yên tĩnh
  • Đi bộ, tập thể dục nhẹ nhàng
  • Tránh lái xe hoặc vận hành máy móc
  • Tránh sử dụng caffein, rượu, muối và thuốc lá
  • Uống đủ nước, ăn uống lành mạnh
  • Ngủ đủ giấc và tránh căng thẳng
  • Di chuyển một cách cẩn thận và chậm rãi trong các hoạt động hàng ngày.

Bạn có thể quan tâm: Cách chữa đau đầu không dùng thuốc trong vòng 3 ngày

Hãy thăm khám và hỏi ý kiến bác sĩ để biết nguyên nhân thực sự gây đau đầu chóng mặt là gì, loại thuốc trị đau đầu chóng mặt nào phù hợp với bạn. Tốt nhất bạn không nên sử dụng bất kỳ loại thuốc nào mà không hỏi ý kiến thầy thuốc, đặc biệt là khi đang mang thai hoặc mong muốn có thai.

[embed-health-tool-bmi]
 

Các bài viết được tham khảo từ nhiều nguồn online. Sau đó được các kiểm duyệt viên kiểm duyệt lại. Nếu có gì sai sót xin được nhận sự góp ý của mọi người.

Các nguồn tham khảo: dieutri.vn; pharmacity.vn; medlatec.vn; vinmec.com; hellobacsi.com

Các bài viết chỉ mang tính tham khảo, mọi người hãy hỏi ý kiến các chuyên gia để có thể xem xét phù hợp với thể trạng, cơ địa của bản thân.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Email
Điện thoại
Zalo
Tin nhắn
Tin nhắn
Điện thoại
Email
Zalo