Mắt đổ ghèn nhiều khi ngủ dậy là bị gì, có sao không?

Mắt đổ ghèn nhiều khi ngủ dậy là bị gì, có sao không?

Bạn ngủ dậy mắt nhiều ghèn, hẳn bạn sẽ rất lo lắng không biết lý do vì sao mắt bị đổ ghèn nhiều khi ngủ dậy và tình trạng này có đáng lo ngại hay không. Thực chất, ghèn mắt có thể biểu hiện khác nhau ở từng người, theo từng nguyên nhân.

Cùng theo dõi bài viết này để biết ngủ dậy mắt đổ ghèn là do đâu, khi nào nguy hiểm và cách khắc phục nhé!

Ghèn mắt được hình thành như thế nào?

Khi chúng ta thức, màng nước mắt sẽ giữ cho mắt luôn có độ ẩm vừa phải, giúp duy trì đôi mắt khỏe mạnh. Việc chớp mắt chính là để loại bỏ chất nhầy bình thường do kết mạc tạo ra, dầu từ tuyến meibomius, tế bào da, bụi bẩn từ bề mặt trước của mắt.

Khi ngủ, chúng ta nhắm mắt chứ không chớp mắt. Do đó, nước mắt và các chất kể trên tích tụ ở khóe mắt và dọc theo đường lông mi rồi khô lại. Nó được gọi là ghèn, hay gỉ mắt, có thể dính và ướt hoặc cứng và giòn.

Tất cả mọi người đều có sẽ gặp phải tình trạng mắt đổ ghèn khi ngủ dậy vào một thời điểm nào đó. Tình trạng này thường là vô hại. Ghèn có thể màu vàng, cứng, giòn; hoặc trong, dính; hoặc loãng và chảy ra như nước mắt.

Khi nào mắt đổ ghèn nhiều khi ngủ dậy là đáng lo?

mắt đổ ghèn nhiều khi ngủ dậy khi nào đáng lo

Trong một số trường hợp, ghèn mắt không phải là tình trạng bình thường khi ngủ dậy mà là dấu hiệu cảnh báo nhiễm trùng mắt hoặc các vấn đề mắt khác. Hãy thận trọng nếu có các triệu chứng sau đây:

  • Mắt đổ ghèn nhiều khi ngủ dậy, ghèn màu xanh, vàng hoặc trắng
  • Ghèn nhiều tới mức hai mí mắt dính vào nhau, khó mở mắt
  • Nhìn mờ
  • Nhạy cảm với ánh sáng
  • Mắt đỏ hoặc sưng
  • Đau nhức mắt.

Lúc này, bạn nên đi khám càng sớm càng tốt.

Các nguyên nhân khiến mắt đổ ghèn nhiều khi ngủ dậy

Có nhiều thủ phạm khiến bạn ngủ dậy mắt đổ ghèn. Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến nhất:

1. Viêm bờ mi: Là tình trạng mí mắt bị viêm

2. Lẹo mắt: Mí mắt xuất hiện một cục u do tắc tuyến dầu, gây sưng, đỏ, đau

3. Mắt bị nhiễm virus hoặc vi khuẩn

4. Chấn thương mắt

5. Loét giác mạc: Viêm loét lớp màng bao phủ tròng đen của mắt

6. Dị ứng: Mắt bị kích ứng bởi một tác nhân nào đó có thể có dịch tiết ướt hoặc mắt đổ ghèn nhiều vào buổi sáng, ngứa mắt. Điều này là do mắt tiết nhiều chất nhầy hơn để quét sạch các chất gây dị ứng.

7. Khô mắt: Khiến mắt chảy nước hoặc đổ ghèn dạng sợi nhầy. Uống rượu bia nhiều vào buổi tối hôm trước cũng có thể gây khô mắt vào buổi sáng.

8. Đau mắt đỏ (viêm kết mạc): Phần bao phủ tròng trắng của mắt bị viêm khiến cho các mạch máu đỏ và sưng lên, với đặc trưng là đôi mắt đỏ ngầu. Bạn sẽ gặp tình trạng mắt đổ ghèn nhiều khi ngủ dậy vào buổi sáng. Tùy từng loại đau mắt đỏ cụ thể mà tính chất của ghèn sẽ khác nhau. Cụ thể là:

  • Viêm kết mạc do vi khuẩn: Ghèn màu xám, vàng hoặc xanh lục. Bạn khó mở mắt vào buổi sáng do mắt đổ ghèn nhiều gây dính quanh mí mắt và lông mi.
  • Viêm kết mạc do virus: Làm mắt chảy nước, màu trắng hoặc vàng.
  • Viêm kết mạc do dị ứng: Mắt chảy nước hoặc có ghèn dạng sợi.

mắt đổ ghèn nhiều khi ngủ dậy ở trẻ em

Với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, mắt bé bị đổ ghèn khi ngủ dậy có thể do ống dẫn nước mắt bị tắc, hoặc do chưa thể thực hiện vệ sinh cho mắt phù hợp. Trẻ cũng thường chạm vào mắt vì tò mò, dẫn tới nhiễm trùng. Lúc này, bạn nên đưa bé đi khám để bác sĩ tìm kiếm nguyên nhân chính xác và kê đơn thuốc phù hợp nếu cần. Bên cạnh đó, bạn nên giữ môi trường xung quanh con sạch sẽ, ngăn chặn sự lây lan của vi khuẩn và virus gây bệnh.

Cách khắc phục mắt đổ ghèn nhiều khi ngủ dậy

Nếu bạn đã đi khám và được chẩn đoán nguyên nhân, việc điều trị sẽ dựa trên nguyên nhân đó. Chẳng hạn như, khi mắt đổ ghèn do nhiễm trùng vi khuẩn, bác sĩ có thể sử dụng kháng sinh, mắt dị ứng được điều trị bằng chườm lạnh và thuốc kháng histamin, nhiễm virus có thể dùng thuốc kháng virus. Trong một số trường hợp hiếm gặp, thuốc không mang lại hiệu quả như mong muốn, phẫu thuật sẽ được thực hiện. 

Bên cạnh đó, bạn có thể loại bỏ tình trạng ghèn ở mắt vào buổi sáng tại nhà theo hướng dẫn sau đây nhé!

Một nguyên tắc mà bạn luôn phải nhớ là rửa sạch tay bằng xà phòng và nước cả trước, sau khi vệ sinh mắt. Tuyệt đối không được dụi mắt vào buổi sáng khi thức dậy và tất cả những thời điểm khác trong ngày. Bàn tay của bạn có thể mang vi khuẩn, virus làm mắt nhiễm trùng và khiến tình trạng mắt đổ ghèn nhiều khi ngủ dậy thêm nặng hơn.

Để loại bỏ ghèn mắt, hãy ngâm một chiếc khăn mềm, sạch vào nước ấm. Bạn không nên sử dụng nước nóng vì có thể làm tổn thương vùng da mỏng manh trên mí mắt và quanh mắt. Đặt khăn ấm lên mí mắt và lông mi trong 2-3 phút và sau đó lau thật nhẹ nhàng.

Trong trường hợp đã xác định mắt đổ ghèn nhiều khi ngủ dậy là do đau mắt đỏ và bạn chỉ gặp tình trạng này ở một bên mắt, bạn nên dùng khăn sạch riêng cho mỗi mắt để tránh lây bệnh từ mắt này sang mắt kia.

làm sạch ghèn mắt tại nhà

Cách phòng ngừa mắt đổ ghèn nhiều khi ngủ dậy tái phát

Điều tốt nhất bạn có thể làm cho đôi mắt là chăm sóc mắt đúng cách. 

  • Rửa mắt nhẹ nhàng với nước sạch
  • Tránh để mắt tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời
  • Giới hạn thời gian sử dụng thiết bị điện tử
  • Tránh dụi mắt
  • Rửa tay thường xuyên và trước khi chạm vào mắt bằng xà phòng và nước sạch
  • Sử dụng bịt mắt khi ngủ nếu cần thiết
  • Bỏ hút thuốc lá, không uống nhiều rượu bia
  • Uống nhiều nước để ngăn tình trạng khô mắt.

Bên cạnh đó, bạn nên thăm khám sức khỏe mắt định kỳ, nhất là với người cao tuổi.

Hi vọng những thông tin trên đã giải đáp giúp bạn nguyên nhân mắt đổ ghèn nhiều khi ngủ dậy. Hãy ghi nhớ những triệu chứng bất thường kể trên và đi khám ngay nếu gặp phải chúng. Chỉ có điều trị và chăm sóc mắt đúng cách mới giúp bạn bảo vệ cửa sổ tâm hồn mình tốt nhất.

 

Các bài viết được tham khảo từ nhiều nguồn online. Sau đó được các kiểm duyệt viên kiểm duyệt lại. Nếu có gì sai sót xin được nhận sự góp ý của mọi người.

Các nguồn tham khảo: dieutri.vn; pharmacity.vn; medlatec.vn; vinmec.com; hellobacsi.com

Các bài viết chỉ mang tính tham khảo, mọi người hãy hỏi ý kiến các chuyên gia để có thể xem xét phù hợp với thể trạng, cơ địa của bản thân.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Email
Điện thoại
Zalo
Tin nhắn
Tin nhắn
Điện thoại
Email
Zalo