Mẹ bầu lo lắng: Nhịp tim thai 190 lần/phút có sao không?

1. Nhịp tim thai là gì?

Sau 3 tuần thụ thai, phôi thai bắt đầu có tim thai. Tim thai phát triển và có thể nghe được nhịp tim bằng kỹ thuật siêu âm hiện đại khi phôi thai được 6 – 7 tuần. Đến 8 – 10 tuần, tim thai cơ bản hoàn thiện và dễ dàng nghe rõ khi siêu âm. 

Một lưu ý nhỏ cho các mẹ bầu là có nhiều trường hợp bác sĩ không nghe thấy hoặc nghe không rõ tim thai ở tuần thai thứ 6 – 7. Lúc này, mẹ không cần quá lo lắng, bác sĩ sẽ hẹn khám thai ở tuần thai thứ 8 – 10 để có thể nghe được tim thai.

Nhịp tim thai trung bình có sự tăng giảm theo tuổi thai, nhưng nhìn chung, dao động trong khoảng 120 – 160 lần/phút. Vì vậy, nhiều mẹ bầu không khỏi lo lắng, không biết nhịp tim thai 190 lần/phút có sao không

Nhịp tim thai là chỉ số quan trọng để đánh giá sự phát triển của thai nhi

Nhịp tim thai là chỉ số quan trọng để đánh giá sự phát triển của thai nhi

2. Tại sao nhịp tim thai 190 lần/phút?

Để biết nhịp tim thai 190 lần/phút có sao không, chúng ta cùng điểm qua các nguyên nhân làm nhịp tim tăng lên 190 lần/phút hay thậm chí là cao hơn.

Thai nhi cử động mạnh

Nguyên nhân này thường xảy ra vào giai đoạn sau của thai kỳ, khi thai nhi đã phát triển và có nhiều hoạt động trong bụng mẹ. Khi thai nhi liên tục cử động, tim của bé sẽ hoạt động nhiều hơn để cung cấp đủ oxy và dưỡng chất. Điều này khiến nhịp tim không ngừng tăng lên.

Thai nhi mắc bệnh tim

Nếu thai nhi mắc bệnh tim bẩm sinh, nhịp tim thai có thể tăng cao (hoặc giảm thấp) bất thường. Nguyên nhân gây bệnh tim cho thai nhi là rất nhiều, bao gồm di truyền, tác động từ môi trường hay chính sự bất thường trong quá trình thai nhi phát triển. Với trường hợp này, bác sĩ sẽ theo dõi chặt chẽ hơn.

Mẹ bầu bị căng thẳng

Bất kỳ ai trong chúng ta, kể cả mẹ bầu, khi bị căng thẳng thì tim có xu hướng đập nhanh hơn. Do đó, nhịp tim thai 190 lần/phút không loại trừ do mẹ bầu gặp căng thẳng, áp lực trong công việc, mối quan hệ xã hội hoặc rối loạn nội tiết do ảnh hưởng của thai kỳ.

Mẹ bầu căng thẳng có thể làm nhịp tim thai tăng bất thường

Mẹ bầu căng thẳng có thể làm nhịp tim thai tăng bất thường

Mẹ bầu tập thể dục

Giống như căng thẳng, việc tập luyện cũng sẽ làm nhịp tim của mẹ bầu và nhịp tim thai tăng lên. Đây là phản ứng bình thường của cơ thể để có thể cung cấp đủ oxy và dưỡng chất nhằm duy trì cho các hoạt động. Khi mẹ ngừng tập luyện và dành thời gian nghỉ ngơi, nhịp tim sẽ nhanh chóng trở về ngưỡng an toàn.

Mẹ bầu dùng chất kích thích

Mẹ bầu dùng chất kích thích, uống rượu bia, hút thuốc lá,… không chỉ gây tăng nhịp tim thai mà còn đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm trong thai kỳ. Vì vậy, mẹ cần từ bỏ ngay thói quen xấu này, kể cả sau khi sinh xong. 

Mẹ bầu mắc bệnh lý

Nhịp tim thai 190 lần/phút có thể do mẹ bầu mắc các bệnh lý như bệnh thiếu máu, bệnh nhiễm trùng, bệnh tim mạch, huyết áp cao,… Trong trường hợp này, bác sĩ sẽ thực hiện các chẩn đoán chuyên sâu để điều trị tích cực, tránh biến chứng cho sức khỏe cả mẹ bầu lẫn thai nhi. 

Mẹ bầu mắc bệnh nhiễm trùng cũng là nguyên nhân gây tăng nhịp tim thai

Mẹ bầu mắc bệnh nhiễm trùng cũng là nguyên nhân gây tăng nhịp tim thai

3. Nhịp tim thai 190 lần/phút có sao không?

Theo bác sĩ Sản khoa, nhịp tim thai 190 lần/phút có sao không tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra tình trạng này. Hay nói cách khác, không phải tất cả các trường hợp nhịp tim thai tăng cao đều là nguy hiểm, nhưng cũng không có nghĩa là mẹ bầu được chủ quan nếu nhịp tim thai cao bất thường.

Cụ thể, nếu nhịp tim thai 190 lần/phút do thai nhi cử động mạnh hay do mẹ bầu tập luyện quá sức, tinh thần bị căng thẳng thì không quá nghiêm trọng. Khi thai nhi giảm cử động, mẹ bầu nghỉ ngơi và thư giãn, nhịp tim thai sẽ nhanh chóng trở về chỉ số an toàn.

Ngược lại, khi nhịp tim thai 190 lần/phút do mẹ bầu mắc bệnh lý hoặc nghi ngờ thai nhi bị tim bẩm sinh, mẹ cần thực hiện các chẩn đoán chuyên sâu theo chỉ định của bác sĩ và tuân thủ phác đồ điều trị. Việc này sẽ giảm được các nguy cơ và biến chứng cho mẹ bầu và thai nhi.

Bác sĩ tìm nguyên nhân và giải thích nhịp tim thai 190 lần/phút có sao không

Bác sĩ tìm nguyên nhân và giải thích nhịp tim thai 190 lần/phút có sao không

4. Làm gì khi nhịp tim thai 190 lần/phút?

Ngoài việc khám thai và điều trị theo phác đồ của bác sĩ (nếu có), mẹ bầu cũng cần thực hiện những việc sau để tránh làm nhịp tim thai tăng cao.

  • Khi căng thẳng, áp lực, mệt mỏi, hãy tạm thời ngưng việc đang làm và đi nghỉ ngơi. Mẹ bầu có thể ngủ hoặc nghe nhạc nhẹ, tránh dùng thiết bị điện tử (xem tivi, lướt điện thoại) trong trường hợp này.
  • Thay đổi tư thế, chẳng hạn như đang nằm hay ngồi quá lâu, mẹ bầu hãy từ từ đứng dậy và đi lại nhẹ nhàng. 
  • Uống một cốc nước cũng có tác dụng giảm nhịp tim, giảm cảm giác hồi hộp, đánh trống ngực.
  • Tập yoga, ngồi thiền hay đơn giản là hít thở sâu cũng là một trong những cách giúp điều hòa nhịp tim và thư giãn tinh thần. 

Tóm lại, để biết nhịp tim thai 190 lần/phút có sao không, cần xác định được nguyên nhân gây ra tình trạng này. Sau khi đã biết được nguyên nhân, mẹ bầu cần tuân thủ các hướng dẫn của bác sĩ để cải thiện tình hình. Đặc biệt, việc khám thai định kỳ trong suốt thai kỳ là cần thiết, mẹ bầu tuyệt đối không được bỏ lỡ những cột mốc khám thai quan trọng.

Để được theo dõi thai kỳ, mẹ bầu có thể an tâm sử dụng dịch vụ tại Chuyên khoa Sản Phụ khoa của Hệ thống Y tế MEDLATEC. Mẹ bầu hãy đặt lịch trước qua hotline 1900 56 56 56 để tiết kiệm thời gian chờ đợi thăm khám.

 

Các bài viết được tham khảo từ nhiều nguồn online. Sau đó được các kiểm duyệt viên kiểm duyệt lại. Nếu có gì sai sót xin được nhận sự góp ý của mọi người.

Các nguồn tham khảo: dieutri.vn; pharmacity.vn; medlatec.vn; vinmec.com; hellobacsi.com

Các bài viết chỉ mang tính tham khảo, mọi người hãy hỏi ý kiến các chuyên gia để có thể xem xét phù hợp với thể trạng, cơ địa của bản thân.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Email
Điện thoại
Zalo
Tin nhắn
Tin nhắn
Điện thoại
Email
Zalo