Mẹ nên làm gì với mụn sữa ở trẻ sơ sinh?

1. Sơ lược về mụn sữa ở trẻ sơ sinh

Mụn sữa là những hạt mụn nhỏ li ti, màu đỏ hoặc trắng, mọc trên mặt (trán, má, mũi, cằm) hoặc một vài chỗ khác trên cơ thể của bé. Khác với mụn trứng cá nhũ nhi, mụn sữa ở trẻ sơ sinh không có nhân đầu đen hoặc nhân hở.

Có khoảng 20% trẻ sơ sinh bị mụn sữa, thường gặp nhất là trong 1 tháng đầu sau sinh. Mụn có thể tự hết sau vài tuần hoặc vài tháng, nhưng cũng có trường hợp kéo dài hoặc tái phát trở lại cho đến khi trẻ được 2 tuổi.

Về nguyên nhân, vẫn chưa biết chính xác mụn sữa hình thành do đâu, phần lớn nghiêng về giả thuyết hormone của mẹ gây ra các nốt mụn này cho trẻ. Bên cạnh đó, trẻ sơ sinh bị mụn sữa có thể do mẹ dùng thuốc trong khi mang thai, mẹ tiêu thụ thực phẩm không lành mạnh khi cho con bú hoặc bé không bú mẹ mà dùng sữa công thức và bị dị ứng các thành phần trong sữa.

Nhiều trẻ sơ sinh bị mụn sữa nổi li ti trên mặt
Nhiều trẻ sơ sinh bị mụn sữa nổi li ti trên mặt

2. Mụn sữa ở trẻ sơ sinh: Khi nào hết và khi nào cần đi khám?

Như đã nói ở trên, mụn sữa ở trẻ sơ sinh có thể hết sau vài tuần hay vài tháng, nếu lâu hơn là kéo dài đến khi trẻ được 2 tuổi. Trong thời gian này, mẹ chỉ cần chú ý đến vấn đề vệ sinh, ăn uống, đảm bảo da của bé luôn sạch sẽ, thông thoáng và tránh để bé bị dị ứng.

Tuy nhiên, nếu các hạt mụn sữa không hết mà chuyển thành mụn đầu đen, mụn mủ, có hiện tượng sưng đỏ, viêm nhiễm, bé quấy khóc, khó chịu, ăn ngủ kém,… mẹ cần đưa bé đến gặp bác sĩ để chẩn đoán và điều trị.

3. Điều trị mụn sữa ở trẻ sơ sinh như thế nào?

Nếu đưa bé đi khám, mẹ cần phải tuân thủ chỉ định điều trị của bác sĩ. Thông thường, bác sĩ sẽ kê thuốc bôi, kem bôi với mục đích dưỡng ẩm, kháng viêm, giảm ngứa cho trẻ. Nhiều trường hợp, bé phải dùng thuốc giảm đau, kháng viêm và kháng sinh đường uống. Nói chung, tùy vào nguyên nhân, mức độ mà bác sĩ có hướng điều trị phù hợp.

Nếu bé được kê thuốc, mẹ cần sử dụng đúng hướng dẫn. Không ngừng khi thấy triệu chứng bệnh giảm, cũng không dùng kéo dài nếu thấy bệnh chưa hết. Quan trọng là dùng đúng liều, đúng cách, đúng thời gian và tái khám theo lịch trình để bác sĩ đánh giá tình trạng và điều chỉnh, thay đổi thuốc.

Mụn sữa ở trẻ sơ sinh có thể tự hết nhưng cũng có thể cần đi khám, điều trị
Mụn sữa ở trẻ sơ sinh có thể tự hết nhưng cũng có thể cần đi khám, điều trị

4. Cách chăm sóc trẻ sơ sinh bị mụn sữa

Đây có lẽ là vấn đề được nhiều mẹ bỉm quan tâm tìm hiểu. Đối với tình trạng mụn sữa ở trẻ sơ sinh, mẹ cần chăm sóc bé theo hướng dẫn sau.

4.1 Giữ da bé sạch sẽ

Để cải thiện, khắc phục các vấn đề về da cho em bé, quan trọng nhất là giữ làn da của bé được sạch sẽ. Để làm điều này, mẹ cần chú ý tắm rửa và lau người cho bé thường xuyên. Khi tắm, dùng nước ấm đơn thuần, có thể không cần dùng thêm sữa tắm hoặc dùng sữa tắm dịu nhẹ để tránh gây kích ứng da. Khi da bé được sạch sẽ và thông thoáng, các nốt mụn cũng thuyên giảm và biến mất.

4.2 Không chà xát da bé

Khi thấy da bé có mụn, nhiều mẹ dùng tay hoặc khăn để chà xát với mục đích loại bỏ mụn. Tuy nhiên, cách làm này sẽ khiến làn da mỏng manh của bé bị tổn thương nghiêm trọng, Thay vào đó, mẹ hãy dùng khăn mềm (khăn sữa) lau nhẹ nhàng theo chuyển động tròn trên mặt bé hoặc thấm nhẹ vào mặt bé khi vệ sinh, rửa mặt cho bé.

Luôn giữ da bé sạch sẽ, thông thoáng và không chà xát mạnh lên da bé
Luôn giữ da bé sạch sẽ, thông thoáng và không chà xát mạnh lên da bé

4.3 Nói không với nặn mụn

Không riêng gì mụn sữa mà bất kỳ loại mụn nào trên cơ thể của trẻ sơ sinh cũng không được tự ý nặn. Bởi kỹ thuật nặn không đúng cách sẽ làm bé đau, khó chịu và khóc nhiều. Ngoài ra, vi khuẩn, bụi bẩn trên tay và móng tay mẹ sẽ làm da bé bị chảy máu, nhiễm trùng nghiêm trọng.

4.4 Tránh dùng kem dưỡng da

Nếu bé bị viêm da cơ địa, da khô, bong tróc, mẹ có thể dùng kem dưỡng ẩm. Nhưng đối với mụn sữa ở trẻ sơ sinh, mẹ nên bỏ qua bước dùng kem dưỡng khi chăm sóc bé để tránh tình trạng thêm nghiêm trọng. Nói chung, càng để da bé ít tiếp xúc với các hoạt chất trong các sản phẩm hóa mỹ phẩm càng tốt.

4.5 Tắm nước lá: Thận trọng

Đây là cách trị mụn sữa dân gian được nhiều người áp dụng. Theo đó, mẹ có thể dùng lá khế chua hay lá trầu không rửa sạch, nấu nước rồi tắm cho bé. Trong các lá này chứa hoạt chất kháng khuẩn, kháng viêm tự nhiên, cải thiện tình trạng hiệu quả. Tuy nhiên, cách này chỉ áp dụng với những bé nổi mụn sữa nhẹ, chưa có biến chứng.

Ngoài ra, mẹ cần lựa chọn và sơ chế lá cẩn thận để tránh bụi bẩn, vi khuẩn, hóa chất còn bám dính trên lá, gây hại cho trẻ. Đặc biệt, không nên tắm thường xuyên vì nhựa trong lá có thể làm da bé bị xỉn màu.

4.6 Chờ đợi và kiên nhẫn

Song song với các cách chăm sóc trên, mẹ hãy kiên nhẫn chờ đợi đến khi mụn sữa hết. Không vì nóng lòng mà tự ý nặn mụn hay dùng thuốc cho bé. Nếu mụn sữa không bị biến đổi, bé vẫn ăn ngủ tốt, mẹ không cần lo lắng. Ngược lại, mụn sữa có dấu hiệu sưng đỏ, viêm nhiễm, bé ăn ngủ kém, mẹ hãy cho bé đi khám như hướng dẫn trên.

Hãy kiên nhẫn khi chăm sóc trẻ sơ sinh bị mụn sữa
Hãy kiên nhẫn khi chăm sóc trẻ sơ sinh bị mụn sữa

Ngoài ra, trong khi chăm sóc bé, mẹ cần rửa tay sạch sẽ để hạn chế lây lan bụi bẩn, vi khuẩn sang người trẻ. Nếu bé bú mẹ, mẹ cần ăn thực phẩm lành mạnh và tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng thuốc. Đặc biệt, giữ gìn không gian sống, không để bụi bẩn tích tụ trong chăn ga gối nệm hay tủ quần áo của bé.

Những thông tin trên giúp bạn hiểu hơn về mụn sữa ở trẻ sơ sinh. Để được tư vấn kỹ hơn về cách điều trị và chăm sóc, bạn có thể đặt lịch sử dụng dịch vụ tại Khoa Nhi.

 

Các bài viết được tham khảo từ nhiều nguồn online. Sau đó được các kiểm duyệt viên kiểm duyệt lại. Nếu có gì sai sót xin được nhận sự góp ý của mọi người.

Các nguồn tham khảo: dieutri.vn; pharmacity.vn; medlatec.vn; vinmec.com; hellobacsi.com

Các bài viết chỉ mang tính tham khảo, mọi người hãy hỏi ý kiến các chuyên gia để có thể xem xét phù hợp với thể trạng, cơ địa của bản thân.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Email
Điện thoại
Zalo
Tin nhắn
Tin nhắn
Điện thoại
Email
Zalo