Nấm phổi là gì? Bệnh lý này nguy hiểm như thế nào?

1. Nấm phổi là gì?

Nấm phổi được chia làm 2 loại chính gồm có nấm cổ điển (Histoplasmosis và Cryptococcus) và nấm cơ hội (Aspergillus và Candida). Trong số đó, Candida, Aspergillus và Cryptococcus chính là 3 loại nấm phổi phổ biến nhất được ghi nhận ở các trường hợp mắc bệnh. Các chủng nấm này sẽ tấn công vào cơ thể và dần phát triển từ những khu vực bị tổn thương và gây nên hiện tượng hoại tử.

Nấm phổi có thể gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm cho người bệnh
Nấm phổi có thể gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm cho người bệnh

2. Nguyên nhân nào gây nên tình trạng nấm phổi?

Nấm phổi thường xuất hiện ở những đối tượng có thể trạng yếu, sức đề kháng kém, cụ thể:

  • Người lớn tuổi, người mắc phải các bệnh lý mạn tính lâu năm và người có hệ miễn dịch yếu.
  • Bệnh nhân đang mắc phải các vấn đề về máu, bị rối loạn dinh dưỡng và khả năng chuyển hóa.
  • Những trường hợp có hệ miễn dịch bị suy giảm vì sử dụng các loại thuốc chống đào thải sau các ca phẫu thuật ghép tạng hoặc bệnh nhân bị HIV/AIDS.
  • Người thường xuyên sử dụng các loại thuốc ức chế miễn dịch hoặc corticoid.
  • Người từng bị mắc bệnh lao phổi,…

Nhìn chung, đây không phải là một dạng bệnh lý có khả năng lây truyền. Nguyên nhân bị nhiễm nấm thường do người bệnh bị hít phải các bào tử nấm có ở trong không khí.

Bệnh lý xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau
Bệnh lý xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau

3. Triệu chứng nhận biết bệnh lý

Những người bị mắc nấm phổi thường không có biểu hiện hoặc triệu chứng nào đặc trưng. Thay vào đó, những dấu hiệu của loại bệnh này lại khá tương đồng với những loại viêm nhiễm khác ở phổi như lao phổi hoặc viêm phổi. Tùy vào từng loại nguyên nhân gây bệnh khác nhau và triệu chứng của bệnh lý ở mỗi đối tượng cũng khác nhau, bao gồm:

  • Bị đau tức ngực, bị ho khan.
  • Tình trạng sốt có thể kéo dài.
  • Người bệnh có thể bị ho ra máu khi bị nhiễm phải nấm aspergillosis.
  • Cơ thể bị sụt cân, thường xuyên cảm thấy mệt mỏi.
  • Có cảm giác khó thở, bị tắc đường dẫn khi và có khả năng bị sưng hạch,…

Nếu không được chữa trị kịp thời thì những bào tử nấm này sẽ nhanh chóng lây lan sang các cơ quan khác. Bệnh lý kéo dài có thể khiến cho bệnh nhân gặp phải nhiều biến chứng nghiêm trọng hơn như ho ra máu không thể kiểm soát, tình trạng sức khỏe ngày càng suy yếu, thậm chí có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.

4. Nấm phổi có ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe?

Như đã đề cập ở trên, nếu nấm phổi không được phát hiện kịp thời sẽ khiến bệnh nhân gặp phải nguy hiểm vì tỷ lệ tử vong của bệnh lý trên những bệnh nhân suy giảm miễn dịch hoặc có bệnh lý nền chiếm tỉ lệ cao. Theo đó, người bệnh có thể gặp phải nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác như:

Nấm phổi có thể khiến bệnh nhân gặp phải nhiều vấn đề nguy hiểm về sức khỏe, thậm chí là tử vong
Nấm phổi có thể khiến bệnh nhân gặp phải nhiều vấn đề nguy hiểm về sức khỏe, thậm chí là tử vong
  • Khi bệnh nhân mắc nấm phổi sẽ làm nặng tình trạng bệnh lý sẵn có như tiểu đường, tăng huyết áp, suy giảm miễn dịch, COPD,….
  • Do các triệu chứng của bệnh không đặc trưng và có thể bị nhầm lẫn khi chẩn đoán, việc điều trị tương đối khó khăn.
  • Nấm phổi có xu hướng xâm nhập vào cơ thể của những người có hệ miễn dịch suy yếu, sức đề kháng kém vì những người này thường không đủ khả năng để phòng chống lại bệnh tật. Ngoài ra, quá trình điều trị loại bệnh lý này cũng kéo dài khá lâu. Nếu người bệnh không kiên trì với phác đồ điều trị thì bệnh nấm phổi sẽ tái phát, bị kháng thuốc và gây nên nhiều biến chứng nghiêm trọng.

5. Cách thức chẩn đoán và phương pháp điều trị

5.1. Cách thức chẩn đoán bệnh lý

Việc chẩn đoán chính xác nấm phổi là tương đối khó khăn. Nguyên nhân là vì các biểu hiện của nấm phổi rất dễ bị nhầm lẫn với nhiều loại bệnh viêm nhiễm khác ở phổi. Thậm chí, khi người bệnh đã được chụp X-quang thì bác sĩ vẫn chưa thể khẳng định hoàn toàn người bệnh có đang mắc nấm phổi hay không. Theo đó, để chẩn đoán bệnh lý, người bệnh sẽ được bác sĩ thăm hỏi lâm sàng trước về các biểu hiện đang gặp phải và kết hợp thêm những phương pháp kiểm tra sau:

Bệnh lý được chẩn đoán bằng nhiều phương pháp kết hợp
Bệnh lý được chẩn đoán bằng nhiều phương pháp kết hợp
  • Tiến hành xét nghiệm miễn dịch học: Kiểm tra định lượng Precipitin có ở trong máu – thường được áp dụng với những trường hợp bệnh nhân đang bị nhiễm nấm Cryptococcus.
  • Xét nghiệm để tìm kiếm sự hiện diện của nấm trong cơ thể.
  • Tiến hành xét nghiệm nhằm mục đích tìm kiếm các kháng thể đặc hiệu.

5.2. Các biện pháp điều trị bệnh lý

Mục tiêu điều trị nấm phổi trước hết là ngăn ngừa sự xâm lấn của các bào tử nấm. Điều này nhằm mục đích phòng tránh sự lây bệnh sang các cơ quan khác và hạn chế tình trạng bệnh chuyển sang mạn tính.

Những người bị mắc bệnh trong thời gian dài hoặc bệnh nặng thì cần phải điều trị trong vài tuần. Những ca bệnh phát triển nhanh hoặc lan rộng thì cần phải được điều trị tích cực và xử lý kịp thời. Nếu bệnh nhân xuất hiện những biến chứng nghiêm trọng như bệnh viêm màng não thì cần phải đặc biệt lưu ý về tình trạng bị tràn dịch não thất. Một số những biện pháp thường được bác sĩ áp dụng trong các phác đồ điều trị được kể đến như:

Phương pháp điều trị được chỉ định phù hợp với từng trường hợp
Phương pháp điều trị được chỉ định phù hợp với từng trường hợp
  • Điều trị bằng thuốc kháng nấm gồm amphotericin B, fluconazol hoặc có thể thay thế bằng itraconazole. Những loại thuốc kháng nấm này sẽ giúp ức chế sự phát triển của các loại bào tử nấm nhưng thời gian chữa trị duy trì tương đối lâu (nhiều khi có thể là vài năm).
  • Phẫu thuật: Thường được chỉ định cho những trường hợp bị biến chứng nhằm loại bỏ các thương tổn xuất hiện ở xương hoặc thương tổn phổi mạn tính cũng cần phải được cắt bỏ rồi sau đó mới kết hợp thêm điều trị hỗ trợ bằng thuốc (với tình trạng nấm phát triển khu trú ở phổi), hoặc biện pháp dẫn lưu các ổ áp xe,…

Nhìn chung, bệnh nấm phổi rất khó để chẩn đoán chính xác và rất dễ bị nhầm lẫn với nhiều bệnh lý viêm nhiễm khác cùng diễn ra ở phổi. Vì vậy, ngay khi bạn xuất hiện bất cứ triệu chứng nghi ngờ nào thì hãy đến các cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ chẩn đoán và điều trị kịp thời.

 

Các bài viết được tham khảo từ nhiều nguồn online. Sau đó được các kiểm duyệt viên kiểm duyệt lại. Nếu có gì sai sót xin được nhận sự góp ý của mọi người.

Các nguồn tham khảo: dieutri.vn; pharmacity.vn; medlatec.vn; vinmec.com; hellobacsi.com

Các bài viết chỉ mang tính tham khảo, mọi người hãy hỏi ý kiến các chuyên gia để có thể xem xét phù hợp với thể trạng, cơ địa của bản thân.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Email
Điện thoại
Zalo
Tin nhắn
Tin nhắn
Điện thoại
Email
Zalo