Người cao tuổi bị đau tim nên làm gì để bảo vệ tim mạch?

Người cao tuổi bị đau tim nên làm gì để bảo vệ tim mạch?

Lão hoá và các yếu tố khác khiến người cao tuổi dễ gặp các vấn đề về tim mạch nhưng nhiều người không biết cách xử lý phù hợp. Bác sĩ Hoa mời bạn cùng tìm hiểu người cao tuổi bị đau tim nên làm gì để bảo vệ sức khỏe tim mạch qua bài viết dưới đây!

Sức khỏe tim mạch thay đổi thế nào khi con người già đi?

Theo Viện Quốc gia về Lão hóa National Institute on Aging, quá trình lão hóa có thể gây ra những thay đổi về sức khỏe tim mạch và mạch máu của con người. Người từ 50 tuổi trở lên có nhiều khả năng bị đau tim, đột quỵ và các bệnh liên quan tới bệnh tim mạch hơn so với người trẻ. Bệnh tim cũng là một nguyên nhân chính ảnh hưởng tới khả năng vận động và chất lượng cuộc sống của rất nhiều người cao tuổi.

Khi chúng ta già đi, tim không thể đập nhanh khi hoạt động thể chất hoặc trong thời gian căng thẳng như khi bạn còn trẻ. Tuy nhiên, số lượng nhịp tim mỗi phút (nhịp tim) khi nghỉ ngơi không thay đổi đáng kể.

Biểu hiện cho sự thay đổi lão hóa phổ biến nhất là xơ cứng động mạch gây ra huyết áp ở người cao tuổi. Các mảng cặn mỡ bám lại theo thời gian khiến làm cứng và thu hẹp các động mạch vành. Từ đó làm giảm lưu lượng máu và oxy đến cơ tim. Theo thời gian, cơ tim có thể trở nên suy yếu và bị tổn thương do tim phải làm nhiều việc hơn, để cung cấp đủ máu đi nuôi các tế bào khác trên cơ thể, lâu dần dẫn đến suy tim.

Dấu hiệu và nguyên nhân cơn đau tim ở người cao tuổi

đau tim nên làm gì

Ngoài quan tâm tìm hiểu bị đau tim nên làm gì để có hướng xử trí đúng đắn, bạn cũng cần cập nhật những kiến thức phát hiện dấu hiệu bất thường ở tim mạch.

Bệnh tim ở giai đoạn đầu thường không có triệu chứng hoặc các triệu chứng không đáng chú ý. Vì vậy, việc người già thường xuyên kiểm tra sức khỏe tim mạch rất quan trọng để phát hiện các dấu hiệu bất thường, đặc biệt là khi người cao tuổi thường bị khó thở, đau tức ngực. Ngoài ra, dấu hiệu bệnh tim mạch còn bao gồm:

  • Đau đớn, tê liệt, hoặc ngứa ran ở vai, cánh tay, cổ, hàm hoặc lưng
  • Khó thở hoặc hụt hơi dù cho đang hoạt động thể chất hay đang nghỉ ngơi
  • Đau thắt ngực trong khi hoạt động thể chất 
  • Đau đầu 
  • Chóng mặt
  • Toát mồ hôi lạnh
  • Buồn nôn
  • Sưng ở mắt cá chân, chân, chân, dạ dày hoặc cổ
  • Giảm khả năng vận động và các hoạt động thể chất như bình thường.

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu của bệnh đau tim, hãy liên hệ ngay tới bác sĩ tim mạch để được kiểm tra, thăm khám và điều trị kịp thời.

Lão hoá không phải là nguyên nhân duy nhất gây bệnh tim. Những nguyên nhân khác gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe tim mạch bao gồm:

  • Hút thuốc lá
  • Béo phì thừa cân
  • Lối sống ít vận động
  • Lượng cholesterol cao, huyết áp cao
  • Tiêu thụ thực phẩm không lành mạnh.

Người cao tuổi bị đau tim nên làm gì? Điều nên và không nên khi sơ cứu cơn đau tim

Người cao tuổi bị đau tim nên làm gì? Tham khảo một số cách xử lý khi người già bị đau tim để kịp thời cứu chữa:

Đau tim nên làm gì? Những điều nên làm khi sơ cứu cơn đau tim ở người cao tuổi

đau tim nên làm gì

Làm gì khi có cơn đau tim? Những lưu ý để sơ cứu cho người cao tuổi bị đau tim:

  • Người thân bên cạnh cần ngồi xuống bình tĩnh trong mọi tình huống xảy ra
  • Nới lỏng quần áo người bị đau tim
  • Hỏi xem người bị đau tim có dùng bất kỳ loại thuốc giảm đau tim nào không, như nitroglycerin để giúp họ uống giảm đau
  • Ngoài ra, trong trường hợp này aspirin có thể hữu ích để giảm cơn đau tim. Tuy nhiên, nếu người đó bị dị ứng với aspirin bạn nên cân nhắc rủi ro có thể xảy ra trước khi cho bệnh nhân sử dụng.
  • Nếu cơn đau không giảm trong vòng 3 phút sau khi dùng nitroglycerin, hãy gọi điện nhờ trợ giúp y tế khẩn cấp. 
  • Nếu người đó bất tỉnh cần gọi điện cấp cứu ngay

Những điều không nên làm

đau tim nên làm gì

Bên cạnh việc biết đau tim nên làm gì thì bạn cũng cần lưu ý những việc nên tránh khi sơ cứu người cao tuổi bị đau tim để tránh nguy cơ đột quỵ như:

  • Không để người bị đau tim một mình mà nên cần tìm sự giúp đỡ từ bên ngoài nếu cần thiết 
  • Bạn có thể gọi cấp cứu, đừng chờ đợi để cơn đau và các triệu chứng biến mất. 
  • Không cho người bị đau tim sử dụng bất cứ gì khác ngoài trừ thuốc tim (như nitroglycerin) đã được kê đơn.
Không phụ thuộc vào thuốc nitroglycerin: Nitroglycerin chỉ giúp mở rộng các mạch lưu thông tạm thời để giúp cung cấp máu cho tim, nhưng nó  không có khả năng ngăn chặn hoàn toàn cơn đau tim. Vì vậy bạn vẫn cần gọi cấp cứu để được giúp đỡ.

  • Không tạo áp lực lên vùng ngực: Việc đè ép lên vùng ngực trong cơn đau tim cũng không thể giúp được, trừ trường hợp tim ngừng đập.

>>> Đọc thêm: Những điều bạn cần biết để gìn giữ sức khỏe tim mạch

Cách ngăn ngừa và duy trì sức khỏe tim mạch

đau tim nên làm gì

Người già có thể hạn chế và ngăn ngừa các vấn đề về tim mạch. Từng bước cải thiện và kiểm soát các yếu tố nguy cơ mắc bệnh tim bằng cách:

  • Tập luyện thể chất đều đặn: Có thể trao đổi với bác sĩ về những hoạt động phù hợp cho tình trạng sức khỏe tim mạch hiện tại cho người cao tuổi. Bạn cũng có thể bắt đầu với những hoạt động yêu thích, nhẹ nhàng như đi bộ, đạp xe đạp hoặc làm vườn. Tránh tình trạng ngồi một chỗ hàng giờ mỗi ngày.
  • Hãy bỏ thuốc nếu bạn hút thuốc lá. Bỏ thuốc lá có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ và hay các bệnh ung thư theo thời gian.
  • Thường xuyên kiểm tra sức khỏe tim mạch. Giữ kiểm soát huyết áp, cholesterol và bệnh tiểu đường theo lời khuyên các bác sĩ.
  • Kiểm soát và duy trì cân nặng.
  • Chế độ ăn uống lành mạnh, hạn chế chất béo bão hòa, thịt đỏ và đường. Thay vào đó có thể bổ sung các thực phẩm như thịt gà, cá, trái cây và rau quả tươi, và ngũ cốc nguyên hạt. 
  • Hạn chế rượu bia, các chất kích thích sẽ giúp giảm tỷ lệ đau tim và các vấn đề khác về tim mạch sau này

>>> Bạn có thể quan tâm: Ăn gì tốt cho tim mạch? Những điều bạn cần nên biết.

Một trái tim khỏe mạnh sẽ giúp nuôi dưỡng cơ thể bạn được lành mạnh hơn và duy trì thể chất được tốt hơn. Hy vọng bạn đọc đã có thêm kiến thức về sức khỏe tim mạch để từ đó biết khi người cao tuổi bị đau tim nên làm gì, cách sơ cứu đúng cách!

[embed-health-tool-bmi]
 

Các bài viết được tham khảo từ nhiều nguồn online. Sau đó được các kiểm duyệt viên kiểm duyệt lại. Nếu có gì sai sót xin được nhận sự góp ý của mọi người.

Các nguồn tham khảo: dieutri.vn; pharmacity.vn; medlatec.vn; vinmec.com; hellobacsi.com

Các bài viết chỉ mang tính tham khảo, mọi người hãy hỏi ý kiến các chuyên gia để có thể xem xét phù hợp với thể trạng, cơ địa của bản thân.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Email
Điện thoại
Zalo
Tin nhắn
Tin nhắn
Điện thoại
Email
Zalo