Nguyên nhân và cách giảm đau dạ dày ban đêm hiệu quả, an toàn

1. Đặc điểm thường gặp của cơn đau dạ dày đêm

Đau dạ dày là tình trạng niêm mạc ở cơ quan này bị tổn thương hoặc viêm loét từ đó gây ra các cơn đau khó chịu. Vị trí đau dạ dày thường ở vùng thượng vị, cụ thể là ngay dưới mũi xương ức và trên rốn. Đặc điểm cơn đau dạ dày đêm có thể ở 2 trạng thái như:

  • Đau quặn thắt từng cơn diễn ra theo chu kỳ, đau âm ỉ hoặc đau thắt đột ngột, sau đó giảm xuống hết đau, rồi lại đau trở lại. Tần suất, thời gian và cường độ cơn đau thay đổi đáng kể giữa các lần. 
  • Đau dạ dày liên tục với cơn đau liên tiếp với nhau gây cảm giác bỏng rát, buốt vùng thượng vị. Những cơn đau này diễn ra tần suất và cường độ cao có thể dẫn đến mất sức, chóng mặt,…

Các cơn đau dạ dày quặn thắt diễn ra đột ngột hoặc liên tục

Các cơn đau dạ dày quặn thắt diễn ra đột ngột hoặc liên tục

Ngoài những cơn đau trực tiếp ở vùng dạ dày thì người bệnh có thể gặp các triệu chứng khác như: nôn, buồn nôn, đầy hơi, ợ chua, nhức đầu, chóng mặt,….

2. Nguyên nhân gây đau dạ dày về đêm

  • Bệnh nhân có tiền sử dạ dày như dạ dày, trào ngược axit, hội chứng ruột kích thích, viêm tiêu hoá Crohn,… thường có nguy cơ đau về ban đêm nhiều hơn so với các nguyên nhân khác.
  • Chế độ ăn uống kém khoa học là yếu tố phổ biến khiến gây đau dạ dày về đêm. Điều này là do dung nạp các loại thức ăn, đồ uống không phù hợp với tình trạng sức khoẻ trong ngày. Đặc biệt đối với người thường xuyên bỏ bữa trong ngày cũng có nguy cơ cao gặp tình trạng đau dạ dày.
  • Chế độ làm việc quá sức, không nghỉ ngơi, thức khuya, thiếu ngủ, tinh thần căng thẳng,… khiến các cơn đau dạ dày xuất hiện nhiều hơn. Đặc biệt khi tinh thần căng thẳng sẽ kích thích dạ dày tiết dịch vị từ đó gây dư thừa axit và dễ gặp tình trạng trào ngược như ợ chua, đau thắt dạ dày, ho khan, buồn nôn,…

3. Một số cách giảm đau dạ dày ban đêm hiệu quả

Đau dạ dày ban đêm không chỉ khiến cơ thể khó chịu mà còn ảnh hưởng đến giấc ngủ. Để xử lý tình trạng này, bạn có thể tham khảo một số cách giảm đau dạ dày ban đêm hiệu quả, an toàn tại nhà như:

3.1. Chườm ấm và xoa bóp

Các cơn đau dạ dày có thể do các cơ của bộ phận này co thắt quá mức với tần suất cao. Trong trường hợp này, người bệnh có thể sử dụng túi chườm ấm hoặc khăn ấm đặt lên vị trí vùng đau từ 15 – 20 phút để giúp làm dịu cơn đau. Lưu ý nhiệt độ nước ấm vừa phải để tránh gây bỏng rát trên da.

Chườm ấm bụng giúp thư giãn các cơn co thắt dạ dày là cách giảm đau dạ dày ban đêm hiệu quả

Chườm ấm bụng giúp thư giãn các cơn dạ dày là cách giảm đau dạ dày ban đêm hiệu quả

Đồng thời, người bệnh có thể kết hợp xoa bóp bằng cách sử dụng dầu nóng hoặc xoa 2 bàn tay để tạo độ ấm và áp tay lên vùng bụng, thực hiện xoa nhẹ để giúp hỗ trợ thư giãn.

3.2. Uống nước ấm

Bên cạnh chườm nước ấm và xoa bóp thì uống nước ấm cũng là cách giảm đau dạ dày ban đêm hiệu quả. Các cơn đau thường khiến cơ thể đổ nhiều mồ hôi vì thế việc bổ sung nước ấm không chỉ giúp thư giãn các cơ, thần kinh dạ dày mà còn hỗ trợ tránh mất sức. Người bệnh có thể thêm vài lát gừng vào nước hoặc dùng trà gừng để giữ ấm cơ thể hiệu quả hơn. 

Tuy nhiên người đau dạ dày cần lưu ý không nên uống quá nhiều nước trong thời gian ngắn mà nên chia thành nhiều ngụm nhỏ vừa đủ. Điều này giúp tránh cảm giác buồn nôn hoặc nôn và kéo theo cơn đau nghiêm trọng hơn.

3.3. Hít thở đều

Hít thở đều và sâu giúp cơ thể ổn định tinh thần, thư giãn các nhóm cơ khi bị đau dạ dày cũng như giảm tiết dịch vị. Đồng thời quá trình này cũng tạo ra chất dẫn truyền thần kinh Endorphin cũng giúp giảm đau hiệu quả. 

Thực hiện hít thở đều giúp xoa bóp và làm dịu dạ dày

Thực hiện hít thở đều giúp xoa bóp và làm dịu dạ dày

Người bệnh thực hiện bài tập thở như sau: hít vào bằng mũi và cảm nhận bụng phình lên trong vòng 5 giây. Sau đó giữ hơi thở từ 2 – 3 giây trước khi thở ra bằng miệng 6 giây. Động tác này có thể thực hiện ngay trong khi đang đau dạ dày hoặc tạo thói quen hít thở mỗi ngày 2 – 3 lần để giúp cải thiện tình trạng bệnh. 

3.4. Giữ cơ thể ở tư thế ngồi

Đa phần khi gặp cơn đau dạ dày, người bệnh thường nằm vì cho rằng tư thế này sẽ giảm đau nhưng thực tế không như vậy. Vì nằm sẽ khiến dịch vị di chuyển dễ dàng lên trên, gây trào ngược và làm tăng cơn đau dạ dày. Chính vì thế, khi đang đau dạ dày ở mức độ nhẹ, người bệnh nên ngồi trên ghế hoặc tựa lưng vào thành giường. 

3.5. Giữ tâm lý bình tĩnh, tránh căng thẳng

Dạ dày và hệ thần kinh trung ương có mối liên hệ chặt chẽ, ảnh hưởng qua lại với nhau. Khi dạ dày đang co thắt nếu cơ thể càng căng thẳng sẽ khiến mức độ đau càng tăng. Do lúc này, hệ thần kinh kích hoạt phản ứng ảnh hưởng đến lượng máu lưu thông đến hệ tiêu hoá. Chính vì thế, giữ tâm lý bình tĩnh, hít thở đều, thả lỏng cơ thể là một trong những cách giảm đau dạ dày ban đêm hiệu quả.

3.6. Sử dụng thuốc hỗ trợ dạ dày

Ngoài các phương pháp hỗ trợ làm dịu cơn đau dạ dày nếu tình trạng không cải thiện người bệnh có thể sử dụng các loại thuốc hỗ trợ giảm đau. Tuy nhiên, người bệnh không nên tự ý sử dụng thuốc mà hay đi thăm khám cụ thể và dùng theo chỉ định của bác sĩ. Bởi vì nếu dùng thuốc giảm đau không đúng cách có thể gây ra các hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe.

Người bệnh có thể sử dụng thuốc giúp giảm đau đã được bác sĩ chỉ định

Người bệnh có thể sử dụng thuốc giúp giảm đau đã được bác sĩ chỉ định

4. Khi nào nên đến bệnh viện khi bị đau dạ dày đêm?

Trên thực tế, các trường hợp chủ quan khi bị đau dạ dày đêm không đến bệnh viện kịp thời có thể gây nhiều biến chứng khó lường. Vậy ngoài các cách giảm đau dạ dày ban đêm thì chắc chắn không thể bỏ qua các dấu hiệu cần đến cơ sở y tế sớm để đảm bảo an toàn sức khoẻ như: 

  • Đau quặn liên tục nhiều giờ liền và không thuyên giảm khi đã dùng thuốc.
  • Khó thở hoặc nhịp thở tăng liên tục.
  • Chướng bụng.
  • Nôn liên tục từ 3 – 5 trong 1 giờ.
  • Cơ thể kiệt sức, tay chân bủn rủn.
  • Mê man, giảm mạch, mất ý thức. 
  • Đau dạ dày kèm sốt.
  • Đi ngoài ra máu hoặc nôn ra máu,..

Nếu đau dạ dày nghiêm trọng nên đến ngay bệnh viện để cấp cứu

Nếu đau dạ dày nghiêm trọng nên đến ngay bệnh viện để cấp cứu

Thực tế cơn đau dạ dày luôn khiến người bệnh khó chịu và ảnh hưởng đến chế độ sinh hoạt hàng ngày. Vì vậy bên cạnh tham khảo cách giảm đau dạ dày ban đêm, việc đi khám để chẩn đoán và điều trị đúng phương pháp cũng là yếu tố quan trọng để cải thiện sức khỏe. Một địa chỉ y tế bạn có thể lựa chọn để đi khám là chuyên khoa Tiêu hóa thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC. Để đặt lịch khám, Quý khách vui lòng liên hệ tổng đài 1900 56 56 56 để được hỗ trợ.

 

Các bài viết được tham khảo từ nhiều nguồn online. Sau đó được các kiểm duyệt viên kiểm duyệt lại. Nếu có gì sai sót xin được nhận sự góp ý của mọi người.

Các nguồn tham khảo: dieutri.vn; pharmacity.vn; medlatec.vn; vinmec.com; hellobacsi.com

Các bài viết chỉ mang tính tham khảo, mọi người hãy hỏi ý kiến các chuyên gia để có thể xem xét phù hợp với thể trạng, cơ địa của bản thân.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Email
Điện thoại
Zalo
Tin nhắn
Tin nhắn
Điện thoại
Email
Zalo