Nhiễm độc gan (Liver toxicity) không chỉ gây tổn thương ở gan mà còn ảnh hưởng tới nhiều cơ quan khác trong cơ thể. Vậy các triệu chứng nhiễm độc gan là gì? Khi gan bị nhiễm độc nên làm gì?
Nhiễm độc gan hay gan nhiễm độc nếu không được điều trị phù hợp và kịp thời có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm. Những biến chứng này yêu cầu người bệnh phải điều trị trong thời gian dài, gây tốn kém và làm giảm chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.
1. Nhiễm độc gan là gì?
Nhiễm độc gan là tình trạng bệnh lý đặc trưng bởi các tổn thương tế bào gan do tiếp xúc với các chất có hại như một số loại thuốc, độc chất hoặc hoá chất. Các tổn thương này có thể gây suy giảm chức năng gan và một số trường hợp nặng có thể dẫn tới suy gan.
2. Dấu hiệu gan bị nhiễm độc
Dạng viêm gan cấp là hình thái tổn thương thường gặp nhất trong gan nhiễm độc. Nhiều bệnh nhân bị bệnh gan nhiễm độc nhưng không biểu hiện triệu chứng lâm sàng, chỉ phát hiện qua xét nghiệm các chỉ số men gan có kết quả bất thường. Người bệnh có thể gặp các triệu chứng như mệt mỏi, sốt nhẹ, chán ăn, buồn nôn, nôn, đau tức vùng hạ sườn phải, vàng da, nước tiểu sậm màu. Ngoài ra, các bệnh nhân có ứ mật có thể có ngứa ngoài da. Khi thăm khám, bác sỹ có thể phát hiện gan to, các dấu hiệu của rối loạn đông máu (xuất huyết dưới da, chảy máu niêm mạc miệng…), các biểu hiện của hội chứng não gan (rối loạn định hướng không gian, thời gian, lú lẫn, hôn mê…).
Các trường hợp gan nhiễm độc mạn tính có thể dẫn tới xơ hoá gan và xơ gan. Người bệnh có thể đến khám khi xuất hiện đợt mất bù cấp tính (cổ trướng, xuất huyết tiêu hoá, vàng da…) hoặc do tình trạng xơ gan tiến triển đến giai đoạn mất bù.
Bên cạnh các biểu hiện của tình trạng suy giảm chức năng gan do các tổn thương gan gây ra bởi độc chất thì còn có các biểu hiện của các phản ứng quá mẫn do tác nhân gây hại như sốt, nổi ban, hội chứng Stevens-Johnson…
Khi gan bị suy yếu, chức năng thải độc kém, chất độc tích tụ lại sẽ dẫn đến một số dấu hiệu gan nhiễm độc như sau:
2.1 Hệ tiêu hóa rối loạn
Ngoài chức năng thải độc, gan còn sản xuất ra dịch mật để tiêu hóa thức ăn. Nhưng khi gan đã nhiễm độc và chức năng bị suy giảm sẽ dẫn đến rối loạn tiêu hóa và xuất hiện các triệu chứng: chán ăn, bụng đầy hơi, khó tiêu, khi ăn thấy buồn nôn, táo bón,…
2.2 Cơ thể nổi mụn nhọt, mề đay
Một dấu hiệu gan nhiễm độc khác là tình trạng ngứa ngáy, nổi mụn nhọt, mề đay. Cụ thể, gan khi đã bị suy giảm về chức năng kèm theo đó là chất độc tích tụ tại một chỗ dẫn đến dấu hiệu bộc lộ rõ ràng như: nổi vết mẩn đỏ lan rộng, cảm giác ngứa râm ran.
2.3 Sườn phải đau tức
Người có dấu hiệu gan nhiễm độc sẽ có cảm giác đau tại vùng thượng vị hay mạn sườn phải. Khi đó, tế bào gan bị sưng khiến cho lớp vỏ Gibson’s Capsule bao quanh mô gan (nơi có nhiều dây thần kinh) bị kéo căng ra, gây đau đớn. Bên cạnh đó, gan nhiễm độc còn dẫn tới chức năng của túi mật bị rối loạn, vùng bụng khi ấn nhẹ có cảm giác hơi đau tức.
2.4 Hơi thở phát ra mùi hôi
Phát ra mùi hôi khi thở ngay cả khi đã vệ sinh răng miệng cẩn thận thì rất có thể đây chính là dấu hiệu cảnh báo tình trạng sức khỏe lá gan của bạn đang không được tốt. Vùng gan bị tổn thương làm ứ đọng các khí có trong khoang miệng như là khí dimethyl sulfide, acetone, 2-butanone and 2-pentanone… dẫn đến mùi hôi khó chịu ở hơi thở.
2.5 Bệnh giả cúm
Các triệu chứng sốt, đau đầu, đau cơ, khớp… làm cho bạn dễ nhầm tưởng với bệnh cúm thông thường. Tuy nhiên, dấu hiệu gan nhiễm độc trong giai đoạn đầu, viêm gan siêu vi, bệnh gan nhiễm độc đều có những triệu chứng cảm cúm mà bạn tuyệt đối không được chủ quan.
2.6 Hiện tượng vàng da, vàng mắt
Nếu để tình trạng gan nhiễm độc kéo dài không chữa trị sẽ dẫn đến sắc tố bilirubin tích tụ lại trong máu người bệnh. Lượng chất này có thể ngấm vào mô da và làm cho chúng chuyển thành màu vàng.
3. Nguyên nhân gan nhiễm độc
Gan có chức năng chính là giải độc độc tố trong cơ thể. Nếu tình trạng chức năng gan tốt, gan sẽ loại bỏ thải các chất độc bên trong cơ thể, nhờ vậy mà bạn có thể phòng tránh được nhiều bệnh.
Có một số nguyên nhân chủ yếu dẫn đến dấu hiệu gan nhiễm độc điển hình như sau:
-
Dùng thuốc chữa bệnh sai cách: Không nên quá lạm dụng vào thuốc tây tự mua khi chưa có kê đơn của bạn sĩ. Bạn nên bổ sung các loại thuốc bổ sung vitamin cần thiết cho cơ thể như là vitamin A, E, K, C,… và dùng thực phẩm chức năng thanh lọc gan mà bác sĩ kê đơn.
-
Virus viêm gan B, C: Việt Nam là một trong các nước có tỷ lệ lây nhiễm virus viêm gan B và C chiếm đến 77 – 85%.
-
Dùng chất kích thích: Nguyên nhân xuất hiện dấu hiệu gan nhiễm độc phổ biến ở những người hay dùng các chất có cồn, rượu bia. Đây là nguyên nhân xếp thứ 2, chỉ sau virus viêm gan B,C.
-
Thực phẩm ăn uống không vệ sinh: Những loại thức ăn ô nhiễm, không được chế biến sạch sẽ, càng làm tăng thêm sự nhiễm độc về gan.
4. Hướng điều trị nhiễm độc gan
4.1 Loại bỏ các chất gây nhiễm độc
Trong điều trị nhiễm độc gan, đầu tiên, bác sĩ cần là xác định và loại bỏ những chất gây nhiễm độc như các loại thuốc, thảo dược, rượu bia… Trong đó, rượu bia là một trong các nguyên nhân thường gặp gây nhiễm độc ở gan, phần lớn là ở nam giới.
Đối với trường hợp này, bác sĩ sẽ khuyến khích người bệnh tham gia chương trình điều trị như chương trình cai nghiện rượu giấu mặt. Bởi khi không có mạng lưới điều trị và hỗ trợ phù hợp, người bệnh dễ bị tái phát, nghiện trở lại. Vì nghiện rượu là chứng nghiện nghiêm trọng.
4.2 Ghép gan
Phẫu thuật ghép gan là phương pháp được bác sĩ cân nhắc áp dụng cho các trường hợp gan nhiễm độc nghiêm trọng do những loại thuốc, thảo dược, thực phẩm chức năng. Lúc này, nếu không được ghép gan, người bệnh có thể đối mặt với nguy cơ tử vong.
Ngoài ra, ghép gan còn được chỉ định thực hiện cho người bệnh bị xơ gan giai đoạn cuối do rượu. Tuy nhiên, các trường hợp này chỉ được chấp nhận cấy ghép gan khi đã kiêng rượu hoàn toàn và theo chương trình điều trị tối thiểu 6 tháng.
4.3 Giải độc gan đúng cách
Các biện pháp giải độc cho gan cần được xử lý từ bên trong, trong gốc rễ những độc tố từ ngoài vào cơ thể. Bên cạnh đó, cần có các biện pháp chủ động chống độc cho gan từ bên trong, ngăn tế bào Kupffer sinh ra nhiều chất độc, tấn công đến gan. Cả hai việc này cần được thực hiện song song để gan khỏe mạnh, đảm nhiệm tốt vai trò xử lý, chuyển hóa, thải chất độc ra ngoài cơ thể.
Để bảo vệ gan, người bệnh cần duy trì chế độ ăn uống, sinh hoạt, nghỉ ngơi lành mạnh và điều độ, duy trì thăm khám sức khỏe tổng quát. Thực đơn mỗi ngày nên tăng cường bổ sung vitamin (B, C, E), những khoáng chất (kẽm, selen), hỗ trợ gan chuyển hóa độc chất tốt hơn. Đặc biệt, người bệnh không tự ý sử dụng thuốc khi chưa có sự chỉ định từ bác sĩ.
4.4 Bảo vệ gan trước nguy cơ nhiễm độc
Để bảo vệ gan, người bệnh nên từ bỏ thói quen dùng thuốc tùy tiện, thay vào đó chỉ sử dụng thuốc khi cần thiết và cần có chỉ định từ bác sĩ. Khi sử dụng thuốc nên sử dụng đúng chỉ định, liều lượng, cần uống thuốc với nhiều nước. Với các trường hợp dùng thuốc lâu dài, nên dùng thêm những thực phẩm bổ sung, thực phẩm chức năng có nguồn gốc từ thiên nhiên đã được thử nghiệm lâm sàng để bảo vệ gan, hạ men gan, giải độc và tăng cường chức năng gan, đảm bảo các hoạt động chuyển hóa của gan.
Ngoài ra, thói quen sinh hoạt cũng quyết định tới sức khỏe. Một lối sống lành mạnh như thường xuyên tập thể dục, ăn những loại thực phẩm khoa học, uống nhiều nước, bổ sung vitamin và những chất vi lượng cần thiết như vitamin A,E, K, C… sẽ giúp bạn có một lá gan khỏe mạnh. Đồng thời, cần hạn chế dùng rượu bia, những món ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhanh, tiếp xúc với những chất độc trong không khí như khói bụi, thuốc trừ sâu, phân bón… trong thời gian dài.
Các thắc mắc về nhiễm độc gan
1. Gan nhiễm độc có gây ngứa không?
Triệu chứng ngứa cũng là dấu hiệu cho thấy việc suy giảm chức năng thải độc của gan. Khi cơ thể nhận quá nhiều loại độc tố khác nhau sẽ khiến gan bị tổn thương, từ đó không thực hiện tốt những hoạt động chuyển hóa cần có. Lâu dần, chất độc tồn dư trong cơ thể sẽ gây ra những biểu hiện lâm sàng như ngứa, mề đay.
2. Khi nào cần gặp bác sĩ?
Nếu xuất hiện những triệu chứng dưới đây, người bệnh cần đi khám ngay: (2)
- Phân sẫm màu
- Mê sảng
- Vàng da
- Ăn mất ngon
- Xuất hiện các vết bầm tím không rõ nguyên nhân (ecchymosis)
- Di chuyển khó khăn
- Nôn ra máu.
Các bài viết được tham khảo từ nhiều nguồn online. Sau đó được các kiểm duyệt viên kiểm duyệt lại. Nếu có gì sai sót xin được nhận sự góp ý của mọi người.
Các nguồn tham khảo: dieutri.vn; pharmacity.vn; medlatec.vn; vinmec.com; hellobacsi.com
Các bài viết chỉ mang tính tham khảo, mọi người hãy hỏi ý kiến các chuyên gia để có thể xem xét phù hợp với thể trạng, cơ địa của bản thân.