1. Tổng quan về bệnh
Toàn bộ đường hô hấp được chia thành hai khu vực lớn gồm đường hô hấp trên và đường hô hấp dưới. Khi đó, nhiễm trùng đường hô hấp được hiểu là nhiễm trùng 1 trong 2 hoặc cả 2 khu vực trên:
- Nhiễm trùng đường hô hấp trên bao gồm viêm họng, viêm amidan, viêm thanh quản, viêm xoang, cảm lạnh, cảm cúm và viêm tai giữa.
- Nhiễm trùng đường hô hấp dưới bao gồm viêm phế quản, viêm khí quản, viêm tiểu phế quản và viêm phổi.
Bệnh nhân mắc các bệnh liên quan đến đường hô hấp thường khá giống nhau: ho, sốt, sổ mũi, đau họng, đau đầu, nghẹt mũi, hắt hơi, nhức ở vùng mặt… Những triệu chứng gây ra bởi nhiễm đường hô hấp trên không kéo dài quá lâu, nhẹ hơn và cũng không quá nguy hiểm. Nhưng nhiễm trùng đường hô hấp dưới lại nghiêm trọng hơn từ triệu chứng cho tới những hệ lụy đối với sức khỏe.
Nhiễm khuẩn đường hô hấp là căn bệnh khá phổ biến
2. Nhiễm trùng hô hấp nguyên nhân do đâu?
Có nhiều yếu tố tác động dẫn tới nhiễm trùng đường hô hấp, sau đây là một số tác nhân phổ biến:
Virus Adeno
Virus Adeno là nhóm virus thường gây ra các bệnh liên quan đến đường hô hấp với hơn 50 chủng loại khác nhau. Virus này có thể gây bệnh hô hấp trên và dưới, không để lại nhiều triệu chứng nguy hiểm nhưng có thể lây lan từ người này sang người khác rất nhanh.
Khuẩn phế cầu
Vi khuẩn này có thể tấn công vào các cơ quan đường hô hấp và gây nhiễm trùng nhanh chóng. Đây cũng là nhân tố gây nên bệnh viêm phổi. Người nhiễm khuẩn phế cầu có thể mắc bệnh viêm màng nào đồng thời, chính vì thế mà mức độ nguy hiểm của chúng đối với sức khỏe là rất cao.
Virus Rhino
Đây là virus dễ gây ra bệnh cảm lạnh và các vấn đề hô hấp khác. Người bệnh thường mắc các triệu chứng không quá nghiêm trọng, nhưng nếu không nghỉ ngơi và tăng cường miễn dịch đúng cách thì bệnh rất dễ trở nặng.
Hệ miễn dịch yếu
Đây là yếu tố khiến con người dễ mắc các bệnh đường hô hấp nhất. Các đối tượng dễ bị tác động bao gồm trẻ nhỏ, người mắc bệnh tim, phổi, sử dụng thuốc bị tác dụng phụ hoặc mắc các bệnh mãn tính. Khi thời tiết thay đổi hoặc tiếp xúc với vùng bệnh thì những người có hệ miễn dịch yếu sẽ dễ mắc nhiễm trùng đường hô hấp hơn.
Trẻ em là đối tượng dễ mắc các bệnh đường hô hấp nhất
3. Các dấu hiệu của nhiễm trùng hô hấp
Sau đây là một số triệu chứng bạn gặp phải khi mắc bệnh nhiễm trùng đường hô hấp:
Chảy dịch mũi
Người bệnh dễ tiết dịch mũi trong, loãng, không mủ và không mũi. Thông thường, chảy dịch mũi chỉ xảy ra ở giai đoạn đầu khi vừa mắc bệnh và sẽ giảm khi hệ hô hấp có dấu hiệu khỏe mạnh.
Tuy nhiên, trường hợp người bệnh mắc các vấn đề hô hấp do vi khuẩn thì dịch đặc và dịch mủ sẽ tăng sinh nhiều hơn. Dịch chảy ra mũi sẽ gây nghẹt mũi và chảy xuống họng gây viêm họng, rát họng.
Ho
Ban đầu, người bệnh sẽ cảm thấy ngứa rát họng, đặc biệt là sau khi thức dậy. Sau đó sẽ xuất hiện thành cơn, thậm chí ho khan hoặc ho có đờm.
Sốt
Người mắc viêm đường hô hấp có thể sốt cao lên tới 39-40 độ C, nhất là những đối tượng nhạy cảm như trẻ em, người có bệnh nền khác. Sốt cao thường đi kèm với phát ban, mê man, viêm kết mạc, mất nước…
Người bệnh thường có dấu hiệu sốt cao trên 39 độ C
Rối loạn hệ tiêu hóa
Trẻ nhỏ mắc nhiễm trùng đường hô hấp thường có dấu hiệu chán ăn, nôn mửa, rối loạn đại tiện.
Khó thở và đau họng
Người mắc bệnh đường hô hấp dưới có thể có triệu chứng khó thở khi bệnh bắt đầu trở nặng. Lúc này, nếu bệnh nhân không được điều trị tốt và nghỉ ngơi đúng cách thì bệnh sẽ bắt đầu nguy hiểm hơn và để lại nhiều di chứng về lâu dài.
Vi khuẩn và virus sẽ gây tổn thương niêm mạc họng, khiến bệnh nhân ngứa rát, khó nuốt, khó nói chuyện, khàn họng.
4. Cách phòng ngừa bệnh
Vì bệnh khá phổ biến nên nhiều người khá chủ quan và không điều trị dứt điểm. Tuy nhiên, nhiễm trùng hô hấp lại gây ra không ít phiền toái và ảnh hưởng đối với sức khỏe của người bệnh. Trẻ em, người già và người suy giảm hệ miễn dịch cần lưu ý một số điểm sau để ngăn ngừa viêm nhiễm:
Giữ ấm cho cơ thể
Thời tiết ở Việt Nam dễ thay đổi đột ngột từ nóng sang lạnh nên cơ thể khó có thể thích nghi được nhanh chóng. Chính vì vậy mà việc giữ ấm cơ thể bằng quần áo, khăn quàng, mũ, tất, khẩu trang là điều khá quan trọng để có hệ hô hấp khỏe mạnh.
Chế độ dinh dưỡng hợp lý
Chế độ dinh dưỡng khoa học, đủ chất và giàu vitamin là một trong những yếu tố giúp tăng cường hệ miễn dịch và sức đề kháng cho cơ thể. Khi có hệ miễn dịch đủ tốt, bạn sẽ ngăn ngừa được các tác nhân gây bệnh và bảo vệ bản thân khỏi nhiễm trùng đường hô hấp.
Vệ sinh mũi họng sạch sẽ
Vi khuẩn và virus rất dễ xâm nhập nếu mũi, họng không được vệ sinh sạch sẽ. Sử dụng nước muối sinh lý, đánh răng thường xuyên và uống đủ nước giúp bạn ngăn ngừa các bệnh đường hô hấp hiệu quả.
Hạn chế tiếp xúc với vùng bệnh
Nhiễm trùng đường hô hấp có thể lây từ người này sang người khác vì thế mà bạn không nên tiếp xúc với người có triệu chứng. Virus, vi khuẩn có thể từ giọt bắn hô hấp ra bên ngoài, chỉ cần tiếp xúc gần là có thể lây bệnh. Khi tiếp xúc với người mắc bệnh, bạn nên đeo khẩu trang, sát khuẩn tay kỹ càng và theo dõi sức khỏe chủ động.
Chủ động thăm khám sức khỏe định kỳ để điều trị sớm bệnh đường hô hấp
Nhiễm trùng hô hấp là một căn bệnh phổ biến, mặc dù không quá nguy hiểm song chúng ta không nên quá chủ quan. Khi các triệu chứng bắt đầu dày đặc, cơ thể trở nên mệt mỏi, bạn cần nghỉ ngơi, hạn chế đi ra ngoài và làm việc quá sức. Đặc biệt là thăm khám và tham khảo ý kiến bác sĩ trong quá trình điều trị bệnh, tránh việc tự sử dụng thuốc kháng sinh không đúng chỉ định.
Hệ thống Y tế MEDLATEC là một địa chỉ khám chữa bệnh uy tín, giúp bạn và gia đình sống khỏe với nhiều dịch vụ được đánh giá cao. MEDLATEC có đội ngũ y, bác sĩ giàu chuyên môn, có kinh nghiệm trong quá trình khám và điều trị bệnh. Hệ thống máy móc và cơ sở vật chất tại đây cũng được đầu tư hiện đại, khang trang, đặc biệt là Trung tâm Xét nghiệm đạt chứng nhật quốc tế ISO 15189: 2012 và CAP (Hoa Kỳ), hỗ trợ bác sĩ trong việc chẩn đoán, điều trị bệnh nhanh chóng và hiệu quả.
Quý khách hãy gọi tới số 1900 56 56 56 để được Tổng đài viên hỗ trợ tư vấn sức khỏe hoặc đặt lịch thăm khám tại cơ sở của Hệ thống Y tế MEDLATEC gần nhất.
Các bài viết được tham khảo từ nhiều nguồn online. Sau đó được các kiểm duyệt viên kiểm duyệt lại. Nếu có gì sai sót xin được nhận sự góp ý của mọi người.
Các nguồn tham khảo: dieutri.vn; pharmacity.vn; medlatec.vn; vinmec.com; hellobacsi.com
Các bài viết chỉ mang tính tham khảo, mọi người hãy hỏi ý kiến các chuyên gia để có thể xem xét phù hợp với thể trạng, cơ địa của bản thân.