Nhồi máu cơ tim là tình trạng khẩn cấp, người bệnh có thể tử vong rất nhanh nếu không được cấp cứu kịp thời. Có đến 10% các ca nhồi máu cơ tim dẫn đến đột tử. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về các biến chứng của nhồi máu cơ tim cấp, những ảnh hưởng đối với sức khỏe và cách phòng tránh hiệu quả.
1. Ảnh hưởng của bệnh nhồi máu cơ tim cấp đối với sức khỏe
Nhồi máu cơ tim cấp xảy ra khi dòng máu tới một phần cơ tim bị ngăn chặn đột ngột, thường do cục máu đông gây tắc nghẽn. Sự thiếu hụt oxy và dưỡng chất khiến tế bào cơ tim bị tổn thương và chết đi, dẫn đến những ảnh hưởng nghiêm trọng:
- Thiếu máu cục bộ: Đau thắt ngực, tái nhồi máu, mở rộng vùng nhồi máu.
- Cơ học: Suy tim, sốc tim, rối loạn chức năng van hai lá, phình động mạch, vỡ tim.
- Rối loạn nhịp tim: Loạn nhịp nhĩ hoặc thất, rối loạn chức năng nút xoang hoặc nút nhĩ thất.
- Huyết khối và thuyên tắc: Thuyên tắc hệ thần kinh trung ương hoặc ngoại vi.
- Viêm: Viêm màng ngoài tim, viêm nội tâm mạc.
- Các biến chứng tâm lý xã hội: Bao gồm trầm cảm.
Khoảng một nửa bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim phải tái nhập viện trong một năm sau đó. Các yếu tố làm tăng nguy cơ biến chứng bao gồm:
- Đái tháo đường.
- Tuổi tác cao.
- Nhồi máu cơ tim thành trước.
- Bệnh mạch máu ngoại biên hoặc đột quỵ trước đó.
- Phân suất tống máu giảm.
- Suy tim sung huyết.
- Trầm cảm.
2. Các biến chứng nguy hiểm của bệnh
Biến chứng nhồi máu cơ tim cấp thường do cơ tim bị tổn thương. Các biến chứng bao gồm:
- Nhịp tim bất thường hoặc rối loạn nhịp: Tổn thương do nhồi máu cơ tim có thể ảnh hưởng đến cách thức các tín hiệu điện di chuyển trong tim, gây ra những thay đổi về nhịp tim (rối loạn nhịp). Một số trường hợp rất nghiêm trọng và gây chết người, đột tử.
- Sốc tim: Tình trạng hiếm gặp này xảy ra khi tim đột ngột không thể bơm máu, xảy ra khi tổn thương khối lượng cơ tim lớn > 40%.
- Suy tim: Mô cơ tim bị tổn thương nhiều có thể khiến tim không thể bơm máu. Suy tim có thể tạm thời (suy tim cấp) hoặc lâu dài (mãn tính).
- Viêm màng ngoài tim: Đôi khi nhồi máu cơ tim gây ra tình trạng phản ứng hệ thống miễn dịch bị lỗi. Tình trạng này được gọi là hội chứng Dressler (viêm tràn dịch màng ngoài tim sau nhồi máu cơ tim).
- Ngưng tim: Tim bỗng nhiên ngừng đập mà không có bất cứ một tín hiệu nào báo trước. Sự thay đổi tín hiệu đột ngột của tim gây ngừng tim. Cơn nhồi máu cơ tim cấp làm tăng nguy cơ và đe dọa tính mạng người bệnh, có thể dẫn đến tử vong (đột tử do tim) nếu không được điều trị ngay lập tức.
3. Cách phòng tránh các biến chứng nguy hiểm
Để phòng tránh các biến chứng nguy hiểm của nhồi máu cơ tim cấp, cần tuân thủ các biện pháp sau:
- Duy trì lối sống lành mạnh: Ăn uống cân đối, hạn chế mỡ động vật, muối và đường. Tăng cường rau xanh, trái cây và cá.
- Thường xuyên tập thể dục: Vận động ít nhất 30 phút mỗi ngày, 5 ngày mỗi tuần giúp cải thiện sức khỏe tim mạch.
- Không hút thuốc lá: Thuốc lá là một trong những yếu tố nguy cơ cao nhất gây nhồi máu cơ tim và các biến chứng liên quan. Khói thuốc vào phổi một cách chủ động hay thụ động đều gây tổn thương cho thành động mạch.
- Kiểm tra sức khỏe định kỳ: Thường xuyên kiểm tra huyết áp, mỡ máu, đường huyết để phát hiện sớm và điều trị kịp thời các yếu tố nguy cơ.
- Uống thuốc theo chỉ định: Tuân thủ nghiêm ngặt hướng dẫn của bác sĩ về sử dụng thuốc, đặc biệt là các thuốc chống đông máu, hạ mỡ máu và kiểm soát huyết áp.
- Kiểm soát huyết áp: Ở mức mục tiêu, tăng huyết áp làm tăng nguy cơ hình thành mảng xơ vữa và cục máu đông, tăng nguy cơ xuất hiện cơn nhồi máu cơ tim. Do đó, cần theo dõi chỉ số huyết áp thường xuyên và thay đổi lối sống theo hướng ăn nhạt hơn, tăng cường rau xanh, quả tươi, không hút thuốc lá, vận động thể chất đều đặn mỗi ngày.
- Kiểm soát đường huyết: Tăng đường huyết làm tăng nguy cơ mắc nhồi máu cơ tim, vì lượng đường cao có thể gây hại cho các mạch máu và dây thần kinh tim. Việc kiểm soát đường huyết thông qua chế độ ăn uống, thuốc và kiểm tra định kỳ là rất quan trọng đối với những người có bệnh tiểu đường.
- Giảm cân: Thừa cân và béo phì tăng nguy cơ mắc nhồi máu cơ tim. Giảm cân chỉ từ 3% đến 5% có thể giúp hạ mỡ máu, giảm đường huyết và huyết áp. Để đạt được điều này, cần áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh với nhiều rau xanh, kiểm soát lượng calo tiêu thụ và tập thể dục đều đặn.
- Chế độ ăn uống lành mạnh: Thực phẩm mà chúng ta tiêu thụ trực tiếp ảnh hưởng đến mỡ máu, huyết áp và mức đường trong máu. Do đó, cần lựa chọn những thực phẩm tốt cho tim mạch.
- Vận động thể lực: Dành tối thiểu 30 phút mỗi ngày đi bộ hoặc chạy bộ, thực hiện mỗi tuần hai buổi tập luyện các loại hình vận động đòi hỏi sức bền như: bơi lội, đạp xe. Tránh căng thẳng thần kinh, bởi khi căng thẳng thần kinh, tim sẽ đập nhanh, nếu hiện tượng này xảy ra đột ngột sẽ càng nguy hiểm.
4. Kết Luận
Nhồi máu cơ tim cấp là một tình trạng nguy hiểm, có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng nếu không được điều trị kịp thời. Hiểu biết về những ảnh hưởng của bệnh, các biến chứng có thể xảy ra và cách phòng tránh là điều cực kỳ quan trọng để bảo vệ sức khỏe tim mạch. Hãy duy trì một lối sống lành mạnh, thường xuyên kiểm tra sức khỏe và tuân thủ hướng dẫn điều trị của bác sĩ để giảm thiểu nguy cơ mắc phải và biến chứng của nhồi máu cơ tim cấp. Sự chăm sóc đúng cách và kịp thời không chỉ giúp cải thiện chất lượng cuộc sống mà còn kéo dài tuổi thọ, đem lại sự yên tâm cho bản thân và gia đình.
Các bài viết được tham khảo từ nhiều nguồn online. Sau đó được các kiểm duyệt viên kiểm duyệt lại. Nếu có gì sai sót xin được nhận sự góp ý của mọi người.
Các nguồn tham khảo: dieutri.vn; pharmacity.vn; medlatec.vn; vinmec.com; hellobacsi.com
Các bài viết chỉ mang tính tham khảo, mọi người hãy hỏi ý kiến các chuyên gia để có thể xem xét phù hợp với thể trạng, cơ địa của bản thân.