Răng mọc thừa có nguy hiểm không, khi nào cần phải nhổ bỏ?

Răng mọc thừa có nguy hiểm không, khi nào cần phải nhổ bỏ?

Tình trạng răng mọc thừa hay mọc thừa răng khá phổ biến ở tất cả mọi người. Ngoài yếu tố thẩm mỹ thì răng mọc thừa có thể gây ra những vấn đề sức khỏe nào, khi nào thì cần phải nhổ bỏ? 

Mời bạn cùng tìm hiểu qua bài viết sau của Bác sĩ Hoa!

Răng mọc thừa là gì? 

Răng thừa, còn gọi là răng dư hay răng thừa, là tình trạng hàm chứa nhiều răng, thường là răng vĩnh viễn, hơn số lượng bình thường. 

Một người thường có 20 chiếc răng sữa mọc khi còn nhỏ và 32 chiếc răng vĩnh viễn thay thế răng sữa ở tuổi trưởng thành. Tuy nhiên, đôi khi có người lại mọc thêm răng. Điều này được gọi là chứng mọc thừa răng hay răng mọc thừa.

Một hoặc nhiều răng thừa có thể phát triển ở một hoặc nhiều vị trí trong miệng. Răng thừa có thể là răng sữa hoặc răng vĩnh viễn. Ở răng vĩnh viễn, tỷ lệ mắc chứng răng mọc thừa dao động từ 0,1 – 3,8%. Trong khi đó với răng sữa, tỷ lệ này là 0,3 – 0,6%. Tình trạng răng vĩnh viễn mọc thừa xảy ra ở nam giới gấp đôi so với nữ.

Những chiếc răng thừa này thường được phân loại theo hình dạng và vị trí của chúng cụ thể như sau:

  • Dạng hình nón: Loại này mọc ở vị trí răng cửa của hàm trên.
  • Dạng củ: Loại này mọc ở vị trí răng cửa của hàm trên và có hai hoặc nhiều chỗ lồi lõm hoặc chỏm. Đây là trường hợp hiếm và thường mọc theo cặp.
  • Dạng răng phụ: Loại này mọc kế bên chiếc răng cửa hoặc đôi khi mọc ở phía sau răng cửa.
  • Dạng u răng: Đây là một loại răng bất thường. Bác sĩ mô tả loại này như một loại tụ máu hoặc khối u. Bệnh này liên quan đến khoảng cách biểu mô và trung mô đến điểm hình thành men răng và ngà răng nhưng thường rất khó nhận biết. U răng có thể đạt đến một kích thước nhất định và gây cản trở sự phát triển của răng trong khu vực lân cận.

Các vị trí mọc thừa răng phổ biến nhất là ở phía trước hàm nhưng thỉnh thoảng cũng ở phía sau hàm.

Nguyên nhân răng mọc thừa

nguyên nhân răng mọc thừa

Nhiều người thường thắc mắc răng mọc thừa là do đâu hay mọc thêm răng là vì sao? Theo các chuyên gia sức khỏe nguyên nhân răng mọc thừa chưa được biết và có thể là do di truyền hoặc môi trường. Tuy nhiên, chúng thường liên quan đến các vấn đề sức khỏe khác như:

  • Hội chứng Gardner: Rối loạn hiếm gặp này cũng khiến các khối u lành tính hình thành ở nhiều khu vực khác nhau và làm tăng nguy cơ ung thư ruột kết.
  • Chứng loạn sản xương sọ: Rối loạn này gây ra sự hình thành bất thường của xương ở vùng sọ và cổ.
  • Sứt môi hở hàm ếch: Những bất thường bẩm sinh này xảy ra khi môi hoặc vòm miệng của em bé không hình thành đúng cách trong tử cung.
  • Bệnh Fabry: Điều này liên quan đến sự thiếu hụt enzyme alpha-galactosidase A gây ảnh hưởng đến nhiều cơ quan bao gồm răng, da, não và hệ thần kinh.
  • Hội chứng Ellis van Creveld: Một chứng rối loạn hiếm gặp khác gây ra chứng lùn chân ngắn và thừa ngón tay, ngón chân. Nó cũng có thể liên quan đến các bất thường về tim bẩm sinh.
  • Hội chứng Nance-Horan: Ngoài việc gây ra những bất thường về răng, việc mắc phải hội chứng này còn liên quan đến đục thủy tinh thể bẩm sinh dẫn đến thị lực kém.
  • Hội chứng Rubinstein-Taybi: Điều này dẫn đến các đặc điểm trên khuôn mặt, tầm vóc thấp bé và thiểu năng trí tuệ cũng như các vấn đề về răng, mắt, tim và thận.
  • Hội chứng Trichorhinophalangeal: Dẫn đến dị tật xương và khớp, các đặc điểm đặc biệt trên khuôn mặt và các bất thường về da, tóc và răng.

Các hội chứng di truyền khác (như hội chứng loạn dưỡng xương sọ) cũng có thể gây ra tình trạng răng thừa. Đối với các bác sĩ, sự hiện diện của răng thừa có thể là đầu mối quan trọng, tạo điều kiện cho việc chẩn đoán sớm.

Triệu chứng và biến chứng thường gặp

triệu chứng răng mọc thừa

1. Triệu chứng

Ở những người mắc phải hội chứng mọc thừa răng, răng sẽ những triệu chứng sau:

  • Răng mọc đơn lẻ hoặc theo bội số
  • Răng thừa xuất hiện ở một hoặc cả hai bên hàm
  • Ở hàm trên hoặc hàm dưới hoặc cả hai

Nếu có thể nhìn thấy một chiếc răng thừa, nha sĩ có thể mô tả nó là “đã mọc lên”. Nếu nó ẩn bên dưới đường viền nướu, các nha sĩ thường gọi là răng mọc ngầm.

Phần lớn các răng thừa đều là răng đơn và mọc ngầm. Việc xuất có 2 chiếc răng thừa chỉ xảy ra ở 12–23% trường hợp thừa răng. Dưới 1% các trường hợp có nhiều hơn hai răng thừa. Ngoài ra, có tới 98% răng thừa nằm ở hàm trên.

Tình trạng răng mọc thừa thường không gây đau. Tuy nhiên, nếu răng quá chen chúc hoặc phát triển các biến chứng khác, người bệnh có thể cảm thấy đau và sưng xung quanh các răng thừa.

2. Biến chứng

Tình trạng mọc thừa răng có thể gây ra một số biến chứng sau:

  • Giữa các răng có các khe, kẽ hở
  • Răng mọc chen chúc
  • Hàm răng khấp khểnh
  • Đau và viêm
  • Nhiễm trùng, chẳng hạn như viêm nướu
  • Răng vĩnh viễn mọc chậm
  • Tổn thương nang quanh răng
  • Răng sữa không mọc kịp thời…

Chẩn đoán và điều trị

chẩn đoán răng mọc thừa

1. Chẩn đoán

Nha sĩ sẽ chẩn đoán chứng tăng răng bằng cách kiểm tra răng miệng. Đồng thời, bạn cũng được chỉ định chụp X-quang hằm mặt để kiểm tra xem có chiếc răng thừa nào còn mọc ngầm hay không.

2. Điều trị

Việc điều trị phụ thuộc vào việc răng thừa có dễ gây biến chứng hay không. Thông thường, răng thừa không gây ra triệu chứng gì. Một người có thể không biết rằng họ có răng thừa và chỉ vô tình phát hiện khi đi khám răng hàm mặt khi nha sĩ chỉ định chụp X-quang.

Nếu răng thừa không gây ra triệu chứng hoặc biến chứng thì có thể không cần điều trị.

Tuy nhiên, trong hầu hết các trường hợp mắc chứng tăng răng, những chiếc răng thừa cần phải được loại bỏ ngay cả khi chúng không gây khó chịu. Nha sĩ có thể đề nghị nhổ bỏ nếu răng thừa gây ra các vấn đề sau:

  • Gặp khó khăn khi nhai hoặc ăn
  • Vấn đề làm sạch răng, có thể dẫn đến bệnh nướu răng
  • Răng quá nhiều hoặc vẹo, xô dạt
  • Răng vĩnh viễn chậm mọc
  • Gây tổn thương răng vĩnh viễn chưa mọc
  • Gây ra bất kỳ sự khó chịu nào.

Nếu nha sĩ xác định những chiếc răng mọc thừa là do rối loạn di truyền, bạn cũng nên nhổ bỏ chúng.

Mặc dù chứng răng mọc thừa thường gây ra các biến chứng nhưng đa phần các trường hợp biến chứng xảy ra chỉ ở mức độ nhẹ. Các nha sĩ thường khuyên nên nhổ bỏ chiếc răng thừa. Bất cứ ai có thắc mắc về sức khỏe răng miệng cũng nên đi khám với nha sĩ để được thăm khám đúng cách.

Bác sĩ Hoa hy vọng rằng với những thông tin trên, bạn đã nắm rõ về tình trạng răng mọc thừa cùng những vấn đề sức khỏe liên quan.

[embed-health-tool-bmi]
 

Các bài viết được tham khảo từ nhiều nguồn online. Sau đó được các kiểm duyệt viên kiểm duyệt lại. Nếu có gì sai sót xin được nhận sự góp ý của mọi người.

Các nguồn tham khảo: dieutri.vn; pharmacity.vn; medlatec.vn; vinmec.com; hellobacsi.com

Các bài viết chỉ mang tính tham khảo, mọi người hãy hỏi ý kiến các chuyên gia để có thể xem xét phù hợp với thể trạng, cơ địa của bản thân.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Email
Điện thoại
Zalo
Tin nhắn
Tin nhắn
Điện thoại
Email
Zalo