Rạch tầng sinh môn là một trong những thủ thuật sản khoa cần thực hiện trong một số tình huống sinh nở của thai phụ như: em bé thiếu oxy, có nhịp tim bất thường, khó sinh, rặn sinh kéo dài… Chăm sóc vết khâu tầng sinh môn sai cách có thể dẫn đến một số biến chứng như: Nhiễm trùng, sưng đau tầng sinh môn… Vậy, phụ nữ sau sinh cần chăm sóc và rửa vết khâu tầng sinh môn bằng gì cho đúng cách?
Rửa vết khâu tầng sinh môn bằng gì? Theo khuyến cáo, bạn nên giữ cho vết khâu khô ráo, sạch sẽ để tránh nhiễm trùng. Sau khi đi vệ sinh, bạn chỉ cần vệ sinh nhẹ nhàng bằng nước ấm quanh vùng âm đạo rồi lau khô.
Rửa vết khâu tầng sinh môn bằng gì? Cách vệ sinh vết khâu tầng sinh môn sau sinh
Thông thường, mũi khâu tầng sinh môn sẽ lành trong vòng 1 tháng sau sinh. Song cơn đau do rạch tầng sinh môn sẽ giảm dần sau 2-3 tuần.
- Khi đi tiểu tiện, bạn có thể thấy việc ngồi xổm khi đi vệ sinh sẽ dễ chịu hơn ngồi trực tiếp trên bồn cầu. Việc này cũng có thể giúp giảm cảm giác buốt khi đi tiểu.
- Khi đi đại tiện, bạn có thể lấy miếng gạc sạch đặt nhẹ nhàng lên vết khâu. Điều này có thể giúp giảm áp lực lên vết cắt. Nếu bạn thấy việc đi đại tiện rất đau đớn, bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để dùng thuốc nhuận tràng điều trị táo bón, giúp bạn đi đại diện dễ dàng hơn.
Làm sao để vết khâu tầng sinh môn mau lành?
Theo các chuyên gia chăm sóc sức khỏe sản phụ, việc để cho vết khâu tiếp xúc với không khí có thể giúp quá trình hồi phục nhanh hơn. Bạn có thể cởi quần áo lót và nằm trên khăn trải giường sạch khoảng 10 phút, thực hiện 1-2 lần mỗi ngày để vết thương mau lành.
- Giữ vệ sinh vùng kín sạch sẽ bằng cách tắm nước ấm và dung dịch vệ sinh dịu nhẹ.
- Lau khô vùng kín bằng khăn sạch sau khi tắm. Lau từ phía trước ra sau để tránh lây nhiễm vi khuẩn từ hậu môn vào âm đạo.
- Tránh tắm bồn và ngâm mình quá lâu, chỉ nên tắm đứng.
- Thay băng vệ sinh hoặc miếng lót thường xuyên để giữ vùng kín luôn khô ráo và sạch sẽ.
- Tránh sử dụng tampon hoặc đặt bất kỳ vật gì vào âm đạo khi không có chỉ định của bác sĩ cho đến khi vết khâu lành hẳn.
- Theo dõi vết khâu và báo ngay cho bác sĩ nếu thấy có dấu hiệu nhiễm trùng như sưng tấy, đỏ, chảy dịch hoặc mùi khó chịu.
Lưu ý trong cách chăm sóc vết khâu tầng sinh môn sau sinh
Vậy là bạn đã rõ nên rửa vết khâu tầng sinh môn bằng gì trong lúc vệ sinh! Bên cạnh việc tuân thủ cách vệ sinh tầng sinh môn sau sinh, bạn cũng cần lưu ý những điều sau để hạn chế viêm nhiễm:
- Không thụt rửa âm đạo. Vì điều này có thể gây nhiễm trùng hoặc làm chậm quá trình hồi phục.
- Không sử dụng tampon hoặc quan hệ tình dục.
- Tránh hoạt động mạnh và nâng vác nặng. Việc gây áp lực lên vết rạch sẽ làm chậm quá trình hồi phục của vết khâu tầng sinh môn.
Cách giảm đau vết khâu tầng sinh môn
Mẹ sau sinh nên làm gì khi vết khâu tầng sinh môn bị sưng? Một số cách giảm đau vết khâu tầng sinh môn mà bạn có thể thử tại nhà bao gồm:
- Chườm lạnh: Sử dụng túi đá chườm lạnh chuyên dụng để giảm sưng và đau vết khâu tầng sinh môn.
- Tắm ngồi trong chậu nước ấm hoặc lạnh là cách giảm đau vết khâu tầng sinh môn bạn có thể thử tại nhà. Nước ấm giúp tăng tuần hoàn máu và nước lạnh giúp giảm sưng. Tuy nhiên, bạn không nên ngâm quá 15 phút để tránh nhiễm trùng nhé!
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo việc dùng thuốc giảm đau an toàn theo chỉ dẫn của bác sĩ. Một số cách giảm đau vết khâu tầng sinh môn cần được hỏi qua bác sĩ gồm có:
- Kem hoặc xịt tê – Một số loại kem/ thuốc xịt giảm đau tại chỗ có thể giúp giảm đau tức thì.
- Thuốc giảm đau – Bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng để tránh ảnh hưởng đến sữa mẹ, hoặc tránh các tác dụng phụ không mong muốn.
- Paracetamol có thể giúp giảm đau và an toàn khi bạn đang cho con bú.
- Ibuprofen cũng được cho là an toàn khi cho con bú, nhưng hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước.
- Aspirin không được khuyến khích sử dụng vì có thể ảnh hưởng đến sữa mẹ.
Xử lý vết khâu tầng sinh môn bị nhiễm trùng
Xử lý vết khâu tầng sinh môn bị nhiễm trùng cần được thực hiện theo chỉ định của bác sĩ sản phụ khoa. Thông thường, đối với vết thương bị nhiễm trùng, bạn phải được điều trị kịp thời bằng kháng sinh.
Đau khi quan hệ sau khi vết khâu tầng sinh môn đã lành có sao không?
Tình trạng đau khi quan hệ trong vài tháng đầu sau sinh là khá phổ biến. Để giảm tình trạng đau ở vết khâu tầng sinh môn, bạn có thể dùng thêm chất bôi trơn gốc nước. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài hoặc đau dữ dội, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ.
Hãy đến cơ sở y tế kiểm tra nếu như sau khi khâu tầng sinh môn, bạn gặp phải các triệu chứng:
- Vết khâu tầng sinh môn bị chảy máu
- Dịch âm đạo có mùi hôi
- Sốt hoặc ớn lạnh
- Đau đớn dữ dội ở vùng đáy chậu.
Kết luận
Rửa vết khâu tầng sinh môn bằng gì để chăm sóc vết khâu tầng sinh môn thế nào cho đúng cách là kiến thức quan trọng giúp sản phụ nhanh hồi phục sau sinh. Việc giữ vệ sinh sạch sẽ, vệ sinh đúng cách sau khi đi vệ sinh, và thực hiện các biện pháp giảm đau như chườm lạnh hay tắm ngồi có thể giúp giảm khó chịu và thúc đẩy quá trình lành vết thương. Quan trọng là bạn phải theo dõi các dấu hiệu nhiễm trùng và hãy tìm kiếm sự trợ giúp y tế nếu có bất kỳ lo ngại nào.
Như vậy, bài viết đã trả lời thắc mắc “Rửa vết khâu tầng sinh môn bằng gì? Chăm sóc vết thương như thế nào?”. Hãy theo dõi Bác sĩ Hoa để cập nhật thêm những thông tin sản phụ khoa hữu ích nhé! Bạn cũng có thể đọc thêm những bài viết sau đây:
[embed-health-tool-ovulation]Các bài viết được tham khảo từ nhiều nguồn online. Sau đó được các kiểm duyệt viên kiểm duyệt lại. Nếu có gì sai sót xin được nhận sự góp ý của mọi người.
Các nguồn tham khảo: dieutri.vn; pharmacity.vn; medlatec.vn; vinmec.com; hellobacsi.com
Các bài viết chỉ mang tính tham khảo, mọi người hãy hỏi ý kiến các chuyên gia để có thể xem xét phù hợp với thể trạng, cơ địa của bản thân.