Sót nhau thai sau sinh: Nhận biết triệu chứng, xử lý kịp thời

Sót nhau thai sau sinh: Nhận biết triệu chứng, xử lý kịp thời

Tình trạng sót nhau thai sau sinh xảy ra khi một phần hoặc toàn bộ bánh nhau còn lại trong tử cung sau khi em bé đã chào đời. Việc nhận biết và điều trị sớm sẽ giúp sản phụ tránh được nhiều biến chứng nguy hiểm.

Tình trạng sót nhau thai sau sinh mà không được điều trị được xem là nguyên nhân thứ hai gây ra xuất huyết sau sinh. Mặc dù sót nhau là một biến chứng sản khoa tương đối hiếm gặp nhưng vẫn cần nhận biết các yếu tố nguy cơ và triệu chứng để kịp thời chẩn đoán, điều trị. Bác sĩ Hoa mời bạn cùng tìm hiểu về vấn đề này trong bài viết sau! 

Sau sinh bị sót nhau thai là gì? 

Ở giai đoạn chuyển dạ cuối cùng khi sinh nở, nhau thai sẽ được đẩy ra khỏi tử cung người mẹ và đa số quá trình này diễn ra một cách tự nhiên sau khi em bé chào đời (được gọi là sổ nhau). Tuy nhiên, một số trường hợp cơ thể sản phụ không tự tống xuất được nhau thai ra ngoài. Nếu quá 30 phút sau sinh mà nhau thai vẫn còn nằm lại bên trong tử cung thì được gọi là nhau bám chặt. Đối với những mẹ sinh mổ thì bác sĩ sẽ thực hiện lấy sạch nhau thai ra khỏi thành tử cung sau khi đưa em bé ra ngoài. Khái niệm sót nhau thường được sử dụng với ý nghĩa còn lại một phần hay toàn bộ bánh nhau sau sinh (thường hay mổ).

Sót nhau thai sau sinh mà không được điều trị sẽ dễ dẫn đến nhiễm trùng và xuất huyết nặng, gây đe dọa tính mạng của người mẹ.

Sau sinh bị sót nhau thai có triệu chứng gì?

sót nhau thai sau sinh có triệu chứng gì?

Nhiều chị em bầu bí sắp sinh thường thắc mắc sót nhau thai có triệu chứng gì? Theo các chuyên gia sản khoa, dấu hiệu đầu tiên đáng chú ý nếu bị sót nhau thai sau sinh là chảy máu bất thường với dịch máu có màu đen, mùi hôi khó chịu. Nếu còn một mảnh nhau thai sót lại trong tử cung thì người mẹ có thể biểu hiện một số triệu chứng sau trong vài ngày hoặc vài tuần sau sinh:

  • Sốt
  • Tiết dịch âm đạo có mùi hôi
  • Chảy máu nhiều
  • Xuất hiện những mảnh mô lớn trong dịch tiết từ âm đạo
  • Đau kéo dài… 

Khi nhận thấy tình trạng chảy máu nghiêm trọng từ âm đạo có thể kèm theo triệu chứng đau trong những ngày đầu sau sinh, hãy đến ngay cơ sở y tế gần nhất để thăm khám, điều trị kịp thời nếu bị sót nhau thai. Tình trạng sót nhau gây mất máu nhiều có thể khiến cho sản phụ choáng váng, mệt mỏi, thậm chí là gây nguy hiểm cho tính mạng. 

Nguyên nhân gây sót nhau thai sau sinh 

nguyên nhân sót nhau thai sau sinh

Theo các chuyên gia sản khoa, có một số nguyên do khiến cho tình trạng sót nhau thai xảy ra gồm:

  • Đờ tử cung: Tình trạng đờ tử cung diễn ra khi các cơn co thắt không đủ mạnh hoặc dừng lại khiến cho nhau thai không được tống xuất tự nhiên ra khỏi tử cung.
  • Nhau thai bám chặt: Tình trạng này xảy ra khi một phần hoặc toàn bộ nhau thai dính chặt vào thành tử cung. Một số trường hợp hiếm gặp hơn là nhau thai đã ăn sâu vào trong thành tử cung khiến cơ thể không đủ khả năng tách nhau ra như bình thường.
  • Nhau cài răng lược thể accreta (nhau thai bám sâu vào lớp cơ tử cung) hoặc thể percreta (nhau thai phát triển xuyên qua thành tử cung).
  • Cổ tử cung đóng trước khi nhau thai được đẩy ra ngoài khiến cho nhau thai mắc kẹt lại bên trong dù đã tách ra khỏi thành tử cung.

Ngoài ra, một số rối loạn gây giảm tưới máu nhau thai như tiền sản giật, nhiễm trùng cũng được cho là nguyên nhân gây ra tình trạng sót nhau thai dù cơ chế cụ thể chưa rõ ràng.

Bên cạnh đó, theo các chuyên gia sản phụ khoa, khả năng bị sót nhau thai cũng tăng nếu sản phụ có các yếu tố nguy cơ như:

  • Mang thai sau tuổi 30.
  • Sinh non, xảy ra trước tuần thứ 34 của thai kỳ.
  • Chuyển dạ kéo dài
  • Từng sinh trẻ chết non.

Sót nhau thai có nguy hiểm không? Điều trị thế nào? 

điều trị sót nhau thai sau sinh

1. Sót nhau thai có nguy hiểm không?

Tình trạng sót nhau thai có ảnh hưởng gì không, có nguy hiểm không là nỗi lo mà các sản phụ quan tâm sau ca sinh nở. Theo các chuyên gia sản khoa, tình trạng sót nhau thai nếu không được chẩn đoán và xử lý, điều trị sẽ gây nguy hiểm vì có thể gây nhiễm trùng hoặc xuất huyết sau sinh nguyên phát. Khi đó, tính mạng của sản phụ có thể bị đe dọa.

Thực tế, bác sĩ sản khoa hoặc các hộ sinh sẽ luôn túc trực quan sát quá trình tống xuất nhau thai và kịp thời can thiệp, điều trị xuất huyết sau sinh cho các sản phụ có dấu hiệu bất thường.

Có thể bạn quan tâm

Dấu hiệu băng huyết sau sinh là gì? Ai có nguy cơ bị băng huyết sau sinh?

2. Cách điều trị sót nhau thai

Sau khi bạn sinh con, bác sĩ sẽ tiến hành xử trí tích cực giai đoạn 3 chuyển dạ, bao gồm:

  • Sử dụng thuốc làm co tử cung như oxytocin để tăng co bóp tử cung, giúp đẩy nhau thai ra ngoài.
  • Kiểm soát lực kéo dây rốn để kéo theo luôn nhau thai ra 
  • Xoa bóp tử cung qua bụng để kích thích tử cung co bóp tống xuất nhau thai.

Bác sĩ cũng khuyến khích sản phụ đi tiểu tiện vì bàng quang đầy có khả năng tạo áp lực giúp đẩy nhau thai còn sót ra ngoài.

Nếu các cách xử lý sót nhau thai trên không hiệu quả và qua siêu âm được chẩn đoán còn nhau sót trong tử cung thì bác sĩ sẽ tiến hành nạo, hút để loại bỏ hết nhau thai. Tùy theo từng trường hợp mà mẹ sau sinh có thể được gây tê ngoài màng cứng hoặc gây mê trong quá trình phẫu thuật lấy nhau thai ra ngoài.

Trong quá trình điều trị, một số loại thuốc điều trị sót nhau thai được chỉ định bao gồm thuốc giảm đau, thuốc giảm nguy cơ chảy máu và giữ tử cung co bóp. Bên cạnh đó, thuốc kháng sinh cũng được sử dụng để phòng ngừa nguy cơ nhiễm trùng sau khi xử lý sót nhau thai.

Sót nhau thai sau sinh là tình trạng khá hiếm gặp, dù có thể gây nguy hiểm do dẫn đến xuất huyết nhưng hoàn toàn điều trị được sau khi chẩn đoán. Những sản phụ có nguy cơ dễ bị sót nhau thai hoặc từng bị sót nhau ở lần sinh trước nên trao đổi kỹ với bác sĩ trước khi sinh để chuẩn bị phòng ngừa các biến chứng.

[embed-health-tool-due-date]
 

Các bài viết được tham khảo từ nhiều nguồn online. Sau đó được các kiểm duyệt viên kiểm duyệt lại. Nếu có gì sai sót xin được nhận sự góp ý của mọi người.

Các nguồn tham khảo: dieutri.vn; pharmacity.vn; medlatec.vn; vinmec.com; hellobacsi.com

Các bài viết chỉ mang tính tham khảo, mọi người hãy hỏi ý kiến các chuyên gia để có thể xem xét phù hợp với thể trạng, cơ địa của bản thân.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Email
Điện thoại
Zalo
Tin nhắn
Tin nhắn
Điện thoại
Email
Zalo