Stalk là gì? Khi sự tò mò theo dõi mạng xã hội của người khác trở nên tiêu cực!

Stalk là gì? Khi sự tò mò theo dõi mạng xã hội của người khác trở nên tiêu cực!

Stalking, stalker, stalk instagram hay stalk facebook là những cụm từ được mọi người sử dụng để ám chỉ hành động lén lút rình rập và theo dõi người khác. Vậy cụ thể stalk là gì? Làm thế nào để biết ai đó đang stalking bạn? Và nếu bị ai đó stalk thì có sao không?

Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu chính xác hơn về khái niệm stalk là gì và một số dấu hiệu để nhận biết ai đó stalk bạn. Mời bạn đọc tiếp nội dung dưới đây.

1. Stalk là gì?

Đầu tiên, theo định nghĩa của Từ điển tiếng lóng Urban Dictionary, stalk là hành vi bị thôi thúc bởi sự mong muốn tìm hiểu về cuộc sống riêng tư của ai đó trên các nền tảng mạng xã hội, bao gồm Facebook, Instagram, Linked In, Twitter, Tumblr…

Bên cạnh đó, theo định nghĩa của Từ điển tiếng Anh Oxford, stalk là động từ dùng để chỉ hành động rình rập, lén lút theo dõi ai đó một cách cẩn trọng; thường được dùng trong ngữ cảnh những người thợ săn đang rình rập con mồi và chờ thời cơ để tấn công.

Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, mọi người đều có thói quen tìm kiếm thông tin trên internet, nên khả năng cao là thuật ngữ stalk được sử dụng để ám chỉ hành vi âm thầm theo dõi và tìm hiểu về ai đó trên mạng xã hội.

Ngoài ra, theo góc nhìn về luật an ninh mạng và tâm lý học, Tổ chức Social Media Victims Law Center cho biết, hành động theo dõi người khác qua mạng xã hội (cyberstalking) cũng là một phần của bắt nạt qua mạng (cyberbullying). Mục đích của hành động này là để theo dõi vị trí, gây đau khổ về mặt tinh thần hoặc tống tiền…

2. Stalker là gì?

Nếu như stalk là hành động theo dõi thì Stalker được dùng để chỉ người thực hiện hành vi theo dõi một cá nhân hoặc một tổ chức nào đó một cách lén lút.

Một số người thực hiện hành vi stalk người khác với mục đích tò mò, muốn tìm hiểu, quy chung là để giải trí và không có chủ ý gây hại. Tuy nhiên, cũng sẽ có những stalker khác có động cơ tiêu cực và sai lệch với tiêu chuẩn cộng đồng; có thể kể đến như quấy rối, xâm phạm quyền riêng tư hay thậm chí là khai thác thông tin cá nhân để phục vụ cho mục đích xấu.

Theo Bộ Tư pháp Hoa Kỳ – OVW, thuật ngữ ‘stalking’ được dùng để chỉ hành vi mà một người thực hiện theo dõi để nhắm vào một cá nhân hoặc một tổ chức cụ thể nào đó với mục đích gây ra sự lo lắng và khiến họ cảm thấy đau khổ về mặt tinh thần. Ngoài ra, hành động stalk có thể leo thang thành hành động tấn công thể xác, tấn công tình dục hay thậm chí là có ý định ám sát. Trên thực tế, bạn sẽ rất khó để xác định và cũng không thể đánh giá mức độ nguy hiểm của kẻ đang theo dõi bạn.
Stalker là người thực hiện hành vi theo dõi và tìm hiểu về cuộc sống của ai đó trên các nền tảng mạng xã hội
Stalker là người thực hiện hành vi theo dõi và tìm hiểu về cuộc sống của ai đó trên các nền tảng mạng xã hội

3. Dấu hiệu nhận biết stalker là gì?

Trên thực tế, nếu việc stalk người khác chỉ dừng ở mức độ stalk facebook, stalk instagram hay stalk mạng xã hội nói chung, với mục đích thỏa mãn sự tò mò hay muốn tìm hiểu thêm về ai đó thì không có gì quá nguy hiểm.

Mặt dù vậy, việc nhận biết mong muốn và động cơ của stalker là không thể biết trước cũng như không thể kiểm soát. Theo PsychCentral – Trang cung cấp thông tin Tâm lý học trực tuyến có liệt kê ra 5 dấu hiệu nhận biết một người đang stalk bạn.

3.1. Họ tìm cách tiếp cận và liên lạc với bạn

Thoạt đầu, người stalk bạn chỉ dừng ở mức âm thầm theo dõi bạn, tuy nhiên sự mong muốn giao tiếp với bạn cứ lặp đi lặp lại nên họ bị thúc đẩy tìm cách để tiếp cận và liên lạc với bạn. Khi đó, một số hình thức liên lạc mà họ sử dụng với bạn có thể sẽ là: Nhắn tin, gửi email, gọi điện hoặc tương tác trên mạng xã hội với bạn.

Hành động này có thể leo thang ở mức độ thể hiện và công bố thể hiện tình cảm với bạn một cách công khai trên mạng xã hội. Ngay cả khi bạn yêu cầu họ dừng lại nhưng họ vẫn sẽ tiếp tục hành động.

3.2. Họ quan tâm bạn một cách gây ám ảnh và khó chịu

Cứ như thế, họ tiếp tục duy trì việc theo dõi bạn, thậm chí là họ bắt đầu thể hiện sự quan tâm đến cuộc sống, đến sức khỏe của bạn. Trong trường hợp bạn đã phớt lờ và né tránh thì dường như họ cũng sẽ tiếp tục theo dõi, làm phiền và đến mức gây ám ảnh.

3.3. Quan sát, theo dõi và bám đuôi

Trong một vài trường hợp, những stalker quyết chí theo đuổi bạn sẽ chuyển thành hành động cụ thể, bằng cách xuất hiện một cách bất ngờ ở nơi mà bạn thường lui tới. Thậm chí, nếu đủ giỏi về mặt công nghệ, họ còn có thể đăng nhập vào tài khoản mạng xã hội của bạn để theo dõi thông tin và biết được bạn đang ở đâu.

3.4. Xâm phạm quyền riêng tư

Ở mức độ này, những kẻ được gọi là stalker có thể sẽ xuất hiện ở nơi bạn làm việc, nơi gần nhà bạn, đi theo bạn, xuất hiện bất ngờ ở những bữa tiệc có bạn, mặc dù họ không được mời đến.

3.5. Nhắn tin, gửi thư hoặc tặng quà bất chấp

Nhắn tin, gửi thư hoặc tặng quà cho bạn một cách bất chấp có thể thấy là nó không nguy hại gì cho bạn. Tuy nhiên, hành vi này có thể leo thang thành hành vi quấy rối tình dục, tấn công thể xác hoặc đe dọa tính mạng.

4. Cách ngăn chặn việc bị người khác stalk

Khi bạn đã hiểu rõ hơn về khái niệm stalk là gì và dấu hiệu để nhận biết một stalker, nội dung tiếp theo HelloBacsi muốn chia sẻ với bạn là cách để ngăn chặn việc bạn bị người khác stalk.

4.1 Đối với các nền tảng mạng xã hội

Điều tiên quyết mà bạn cần thực hiện đó là không cho phép các ứng dụng hiển thị và theo dõi vị trí của bạn. Bạn chỉ sử dụng trong trường hợp cần thiết và tắt ngay sau đó. Bên cạnh đó, bạn hãy sử dụng những tính năng bảo mật quyền riêng tư, bảo mật truy cập, đồng thời bạn cũng nên ẩn bớt một số thông tin cá nhân quan trọng, đặc biệt là địa chỉ nơi bạn ở.

4.2 Đối với cuộc sống bên ngoài

Theo Trang thông tin Tâm lý học – Psychology Today, ngoài việc yêu cầu họ dừng các hành vi này lại, bạn hãy tự bảo vệ mình bằng cách:

  • Tránh xa kẻ theo dõi càng xa càng tốt.
  • Nhờ sự giúp đỡ từ các cơ quan chức năng có thẩm quyền để bảo vệ bạn.
  • Lưu lại tất cả bằng chứng, kể cả hình ảnh, tin nhắn hoặc bất kỳ gì có liên quan đến việc họ đang quấy rối hoặc làm phiền bạn.
  • Cân nhắc tạm dừng sử dụng mạng xã hội trong một thời gian để cắt đuôi. Nhờ bạn bè và người thân hỗ trợ đưa đi đón về để ngăn chặn việc bị đối tượng tiếp cận.

5. Tác hại khi bị stalk là gì?

Như đã đề cập ở trên, stalk không có gì nguy hiểm nếu chỉ dừng ở mức tò mò và muốn tìm hiểu thông tin về ai đó.

Ảnh hưởng khi bị stalk

Trường hợp stalk ở mức độ làm phiền, gây ám ảnh sẽ gây ra một số tác hại trực tiếp đến sức khỏe tinh thần như: Sợ hãi, ám ảnh, căng thẳng, lo lắng cho sự an nguy của bản thân, tăng nguy cơ bị tấn công và bị đe dọa.

6. Câu hỏi thường gặp

6.1 Stalk trong tình yêu là gì?

Stalk trong tình yêu là hành vi rình rập, theo dõi lặp đi lặp lại đối với một người mà stalker không muốn bị phát hiện. Bên cạnh đó, đối tượng thường bị stalk trong tình yêu thường là người yêu cũ hoặc stalk một người mà stalker thích nhưng chưa dám thổ lộ.

6.2 Stalk phổ biến từ khi nào?

Dựa vào định nghĩa và bối cảnh lịch sử, cụm từ “stalk” được dùng phổ biến trong ngữ cảnh săn bắn động vật, vốn là hoạt động phổ biến tại châu Âu vào thế kỷ 16-18. Về sau, từ khoảng năm 2015, nghĩa tiếng lóng của “stalk” dần trở thành trào lưu khi được thêm vào từ điển tiếng lóng Urban Dictionary.

Tại Việt Nam cũng không ngoại lệ, văn hóa ‘stalk’ mạng xã hội của người khác là vô cùng phổ biến. Trong một số ít trường hợp việc stalk đã biến tướng thành hành vi quấy rối, làm phiền khiến nhiều người gặp phải cảm thấy hoang mang và lo sợ.

7. Kết luận

Hành động “stalk” có thể xuất phát từ sự tò mò hay sự hâm mộ, chứ không nhất thiết mang nghĩa tiêu cực. Tóm lại, để đánh giá việc stalk ai đó có ảnh hưởng hay không thì sẽ còn tùy thuộc vào tần suất, hành vi, mức độ nghiêm trọng hoặc sự yêu cầu dừng lại từ người kia.

Hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu rõ hơn và đa dạng góc nhìn hơn về stalk và stalker là gì. Qua đó bạn còn biết thêm về những tác động mà hành động này có thể gây ra cho một người, nếu việc stalk ở mức độ nghiêm trọng.

 

Các bài viết được tham khảo từ nhiều nguồn online. Sau đó được các kiểm duyệt viên kiểm duyệt lại. Nếu có gì sai sót xin được nhận sự góp ý của mọi người.

Các nguồn tham khảo: dieutri.vn; pharmacity.vn; medlatec.vn; vinmec.com; hellobacsi.com

Các bài viết chỉ mang tính tham khảo, mọi người hãy hỏi ý kiến các chuyên gia để có thể xem xét phù hợp với thể trạng, cơ địa của bản thân.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Email
Điện thoại
Zalo
Tin nhắn
Tin nhắn
Điện thoại
Email
Zalo