1. Tiêm phòng ung thư cổ tử cung là gì?
Ung thư cổ tử cung là mối nguy sức khỏe gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng, thậm chí đe dọa tính mạng của người bệnh. Thực tế cho thấy, bệnh lý nguy hiểm này đang diễn biến ngày một phức tạp với số ca mắc gia tăng và trẻ hóa.
Theo nghiên cứu, nguyên nhân chính gây ra ung thư cổ tử cung được xác định là do virus HPV (Human Papillomavirus) – một loại virus gây ra bệnh lý u nhú ở người.
Các chuyên gia y tế khuyến cáo, để phòng ngừa ung thư cổ tử cung hiệu quả, biện pháp hữu hiệu nhất chính là thực hiện tiêm phòng vắc xin. Theo đó, tiêm phòng ung thư cổ tử cung được hiểu là việc tiêm vào cơ thể một loại vắc xin có vai trò kích thích hệ thống miễn dịch sản sinh kháng thể đặc hiệu để chống lại một số chủng virus HPV gây ra các bệnh lý nguy hiểm ở cả hai giới.
Tiêm phòng ung thư cổ tử cung là biện pháp hữu hiệu giúp phòng ngừa bệnh
Việc tiêm phòng ung thư cổ tử cung không chỉ giúp hạn chế nguy cơ mắc các bệnh lý do virus HPV gây ra, trong đó có ung thư cổ tử cung mà còn giúp tạo ra miễn dịch cộng đồng chống lại loại virus nguy hiểm này.
Hiện nay, chưa có thuốc đặc trị ung thư cổ tử cung do virus HPV, do đó việc thực hiện tiêm phòng là cách giúp chị em tạo ra kháng thể chống lại virus, phòng ngừa bệnh một cách hiệu quả nhất.
2. Đối tượng nào nên và không nên tiêm phòng ung thư cổ tử cung
Đối tượng nên tiêm phòng ung thư cổ tử cung
Nữ giới độ tuổi 9 – 45 tuổi
Việc tiêm phòng ung thư cổ tử cung được khuyến cáo dành cho nữ giới trong độ tuổi 9 – 45 tuổi. Tuy nhiên, vắc xin sẽ hoạt động tốt nhất khi chưa có tiếp xúc với virus HPV.
Việc tiêm phòng ung thư cổ tử cung được khuyến khích thực hiện ở nữ giới trong độ tuổi 9 – 45 tuổi
Những người có nguy cơ cao
Những người có tiền sử mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục hoặc có nhiều bạn tình nên xem xét thực hiện tiêm vắc xin.
Đối tượng không nên tiêm phòng ung thư cổ tử cung
Người có phản ứng nặng sau tiêm
Những đối tượng đã từng có phản ứng nghiêm trọng với bất kỳ thành phần nào của vắc xin nói chung và vắc xin HPV nói riêng nên tránh tiêm.
Người đang mắc bệnh cấp tính
Nếu có bệnh cấp tính hoặc nhiễm trùng, nên hoãn tiêm cho đến khi sức khỏe hồi phục.
Phụ nữ mang thai
Mặc dù chưa có bằng chứng cho thấy vắc xin gây hại cho thai nhi, nhưng việc tiêm phòng ung thư cổ tử cung thường không khuyến khích thực hiện trong thời gian mang thai.
Trước khi quyết định tiêm vắc xin, bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để có thông tin đầy đủ và phù hợp với tình trạng sức khỏe của bản thân nhằm đảm bảo an toàn và đạt được hiệu quả phòng ngừa cao nhất.
3. Những câu hỏi khi thực hiện tiêm phòng ung thư cổ tử cung
Tiêm phòng ung thư cổ tử cung có tác dụng phụ không?
Khi thực hiện tiêm phòng ung thư cổ tử cung có thể gây ra một số tác dụng phụ như đau, sưng tại chỗ tiêm, sốt nhẹ, mệt mỏi, đau đầu hoặc đau cơ, buồn nôn… nhưng thường chỉ diễn ra trong thời gian ngắn và hoàn toàn là phản ứng bình thường. Trong trường hợp bạn gặp phải bất kỳ triệu chứng nào nghiêm trọng như phản ứng dị ứng, khó thở…. hãy liên hệ ngay với bác sĩ.
Sau khi tiêm phòng ung thư cổ tử cung có thể xuất hiện một số tác dụng phụ
Nếu đã từng nhiễm HPV, có nên tiêm không?
Nếu đã từng nhiễm HPV, việc thực hiện tiêm phòng vẫn cần thiết bởi một số lý do sau:
- Bảo vệ khỏi các chủng virus khác: Vắc xin HPV có tác dụng bảo vệ cơ thể khỏi nhiều chủng virus khác nhau;
- Giảm nguy cơ tái nhiễm: Tiêm phòng có thể giúp giảm nguy cơ mắc các chủng virus HPV khác hoặc tái nhiễm;
- Tăng cường khả năng miễn dịch: Vắc xin giúp tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể đối với virus HPV, bảo vệ khỏi các bệnh lý do virus gây ra, trong đó có ung thư cổ tử cung.
Tiêm phòng có thay thế cho việc khám sức khỏe định kỳ không?
Mặc dù vắc xin rất hiệu quả, nhưng không đồng nghĩa có khả năng bảo vệ bạn khỏi tất cả các chủng virus HPV. Do đó, việc thực hiện khám sức khỏe định kỳ, tầm soát ung thư cổ tử cung vẫn rất quan trọng.
Thông qua khám sức khỏe định kỳ và thực hiện các kỹ thuật tầm soát giúp bác sĩ theo dõi tình trạng sức khỏe một cách chặt chẽ, phát hiện kịp thời các dấu hiệu bất thường cảnh báo ung thư cổ tử cung cũng như các bệnh lý khác, từ đó có biện pháp điều trị phù hợp.
Như vậy, những thông tin quan trọng về tiêm phòng ung thư cổ tử cung đã được trình bày chi tiết. Các bé gái và chị em phụ nữ nên thực hiện tiêm phòng càng sớm càng tốt để có hiệu quả phòng ngừa cao nhất.
Hiện nay, Trung tâm Tiêm chủng MEDLATEC là đơn vị đáp ứng việc tiêm phòng ung thư cổ tử cung nói riêng và đa dạng các bệnh lý khác nói chung. Lựa chọn MEDLATEC, bạn sẽ hoàn toàn yên tâm bởi chất lượng vắc xin được nhập khẩu từ các hãng uy tín, áp dụng quy trình vận chuyển – bảo quản đạt chuẩn, quy tụ đội ngũ bác sĩ giàu chuyên môn phục vụ công tác thăm khám và theo dõi chặt chẽ trong suốt quá trình tiêm.
An tâm lựa chọn dịch vụ tiêm phòng ung thư cổ tử cung tại Trung tâm Tiêm chủng MEDLATEC
Bên cạnh việc thực hiện tiêm phòng vắc xin HPV, chị em phụ nữ nên chủ động thăm khám định kỳ và thực hiện các kỹ thuật tầm soát sớm ung thư cổ tử cung.
Đồng hành cùng phát đẹp trên hành trình sống khỏe, MEDLATEC dành tặng ưu đãi đặc biệt – giảm 10% xét nghiệm HPV tự lấy mẫu tại nhà – giải pháp ung thư cổ tử cung chủ động, riêng tư, chính xác và an toàn. Chương trình được áp dụng từ nay đến hết 31/12/2024 trên phạm vi toàn quốc.
Ưu đãi hấp dẫn MEDLATEC dành tặng chị em trên hành trình sống khỏe
Mọi nhu cầu thực hiện tiêm phòng, thăm khám và ung thư cổ tử cung hoặc có thắc mắc liên quan cần giải đáp chị em vui lòng liên hệ tới Tổng đài 1900 56 56 56 để được tư vấn và hỗ trợ.
Các bài viết được tham khảo từ nhiều nguồn online. Sau đó được các kiểm duyệt viên kiểm duyệt lại. Nếu có gì sai sót xin được nhận sự góp ý của mọi người.
Các nguồn tham khảo: dieutri.vn; pharmacity.vn; medlatec.vn; vinmec.com; hellobacsi.com
Các bài viết chỉ mang tính tham khảo, mọi người hãy hỏi ý kiến các chuyên gia để có thể xem xét phù hợp với thể trạng, cơ địa của bản thân.