Tìm hiểu chỉ số PDW trong xét nghiệm máu là gì?

1. PDW trong xét nghiệm máu là gì?

PDW là một chỉ số cho biết sự phân bố kích thước của các tiểu cầu trong máu. 

PDW trong xét nghiệm máu giúp cung cấp thông tin về mức độ phân bố tiểu cầu

PDW trong xét nghiệm máu giúp cung cấp thông tin về mức độ phân bố tiểu cầu 

Như chúng ta đã biết, tế bào máu gồm 3 thành phần chính bao gồm hồng cầu, tiểu cầu và bạch cầu. Mỗi tế bào máu đóng một vai trò khác nhau, hoạt động cùng nhau để duy trì sự cân bằng và sức khỏe tổng thể. Trong đó, tiểu cầu là thành phần có kích thước rất nhỏ được sản xuất từ tủy xương, giúp thúc đẩy quá trình đông máu và làm lành vết thương. 

Với những ứng dụng quan trọng nêu trên, sự chênh lệch trong mức độ phân bổ tiểu cầu sẽ gây ra những ảnh hưởng nhất định đối với sức khỏe. Chính vì vậy thực hiện xét nghiệm PDW là cực kỳ cần thiết để kiểm tra độ phân bố của tiểu cầu. Trên cơ sở đánh giá chỉ số PDW trong xét nghiệm máu, giúp bác sĩ xác định chính xác những bất thường ở tiểu cầu, từ đó chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh và đưa ra hướng điều trị phù hợp.

2. Chỉ số PDW như thế nào là bất thường? 

Từ 10 – 17,9% là mức dao động theo đúng mức tiêu chuẩn của chỉ số PDW cho thấy độ phân bố tiểu cầu trong máu hoàn toàn bình thường. Trong trường hợp chỉ số này có sự chênh lệch (cao hơn hoặc thấp hơn mức bình thường) rất có thể là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ sức khỏe tiềm ẩn. Cụ thể như sau:

Trường hợp chỉ số PDW cao

Chỉ số PDW cao có thể là dấu hiệu cảnh báo cơ thể bạn đang mắc phải một số các bệnh lý như:

Bệnh lý mạn tính

Các bệnh lý mạn tính có thể liên quan đến việc tăng chỉ số PDW bao gồm thiếu máu; rối loạn đông máu; bệnh bạch cầu, bệnh lý gan như viêm gan mạn tính, xơ gan; bệnh lý thận… Ngoài ra, các tình trạng bệnh lý khác như nhiễm trùng mạn tính, viêm khớp dạng thấp, bệnh lý tự miễn… cũng có thể liên quan đến việc tăng chỉ số PDW.

Bệnh lý ung thư 

Các loại ung thư có thể liên quan đến việc tăng chỉ số PDW bao gồm: 

  • Ung thư máu: Các loại bệnh bạch cầu, u lympho… thường trực tiếp ảnh hưởng đến quá trình sản xuất máu, bao gồm cả tiểu cầu;
  • Ung thư khác: Một số loại ung thư khác như ung thư phổi, ung thư đại trực tràng… cũng có thể gây ra tình trạng tăng PDW thông qua các cơ chế gián tiếp như viêm nhiễm, suy dinh dưỡng.

Nhiễm trùng cấp 

Khi cơ thể bị nhiễm trùng, hệ miễn dịch sẽ được kích hoạt để chống lại tác nhân gây bệnh. Quá trình này có thể kích thích tủy xương sản xuất nhiều tiểu cầu hơn, dẫn đến sự thay đổi về kích thước và số lượng của chúng. Bên cạnh đó, một số loại vi khuẩn, virus có thể làm giảm số lượng và ảnh hưởng đến chức năng của tiểu cầu. Các loại nhiễm trùng có thể liên quan đến việc tăng PDW bao gồm nhiễm trùng huyết, nhiễm trùng đường hô hấp, nhiễm trùng đường tiết niệu. 

Chỉ số PDW trong máu cao có thể phản ánh tình trạng nhiễm trùng máu

Chỉ số PDW trong máu cao có thể phản ánh tình trạng nhiễm trùng máu 

Trường hợp chỉ số PDW giảm

Chỉ số PDW giảm cho thấy người bệnh đang gặp các vấn đề về gan, thận do lạm dụng quá nhiều rượu, bia. Ngoài ra, còn do tác động của một số yếu tố khác như tuổi tác, giai đoạn của khối u, giai đoạn của tuyến giáp và giai đoạn di căn của khối u, ung thư dạ dày, kháng nguyên carcinoembryonic (CEA)… 

Để tăng hiệu quả chẩn đoán bệnh, kỹ thuật xét nghiệm chỉ số PDW thường được chỉ định đồng thời cùng các phương pháp nhằm mang lại kết quả đánh giá chính xác và hướng điều trị phù hợp cho bệnh nhân. 

3. Những lưu ý khi thực hiện xét nghiệm chỉ số PDW

Dưới đây là một số lưu ý mà bạn cần ghi nhớ để đảm bảo độ chính xác của kết quả xét nghiệm chỉ số PDW, cụ thể như sau: 

  • Xin ý kiến bác sĩ về chế độ ăn uống trước khi xét nghiệm: Đối với một số xét nghiệm, việc nhịn ăn trước thời điểm làm xét nghiệm có thể được yêu cầu. Do đó, để tránh cơ thể bị mất sức trong quá trình chờ đợi, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ về việc có cần thiết nhịn ăn hay không trước khi thực hiện xét nghiệm;
  • Không sử dụng chất kích thích: Trước khi xét nghiệm tuyệt đối không được sử dụng các chất kích kích như cà phê, thuốc lá, rượu bia, nước tăng lực…;  

Tuyệt đối không sử dụng chất kích trước trước khi thực hiện xét nghiệm

Tuyệt đối không sử dụng chất kích trước trước khi thực hiện xét nghiệm 

  • Thông báo cho bác sĩ tất cả các loại thuốc đang sử dụng để tránh gây ảnh hưởng tới độ chính xác của kết quả xét nghiệm;
  • Uống đủ nước, ưu tiên sử dụng nước lọc: Cung cấp đủ nước trong quá trình xét nghiệm khiến cho lượng máu trong cơ thể được gia tăng, giúp kỹ thuật viên lấy máu tiếp cận các tĩnh mạch một cách dễ dàng hơn. 

Hy vọng rằng, những thông tin được đưa ra trong bài viết trên đã giải đáp cho bạn đọc những thắc mắc xoay quanh chủ đề PDW trong xét nghiệm máu là gì, PDW tăng hoặc giảm có ý nghĩa như thế nào với sức khỏe con người? Mỗi người hãy chủ động xét nghiệm máu định kỳ để theo dõi sức khỏe một cách tốt nhất. 

Nếu người dân đang cân nhắc lựa chọn đơn vị y tế uy tín đáp ứng xét nghiệm PDW nói riêng và thăm khám sức khỏe nói chung thì không nên bỏ qua dịch vụ do Hệ thống Y tế MEDLATEC cung cấp. Với năng lực hàng đầu trong lĩnh vực chẩn đoán, MEDLATEC đáp ứng hơn 2.000 danh mục xét nghiệm từ cơ bản đến chuyên sâu đa chuyên khoa với kết quả đạt tiêu chuẩn quốc tế. 

MEDLATEC đáp ứng thực hiện xét nghiệm từ cơ bản đến chuyên sâu đa chuyên khoa

MEDLATEC đáp ứng thực hiện xét nghiệm từ cơ bản đến chuyên sâu đa chuyên khoa 

Người dân có nhu cầu thực hiện xét nghiệm PDW hoặc có thắc mắc liên quan cần giải đáp vui lòng liên hệ qua Tổng đài 1900 56 56 56 để được tư vấn. 

 

Các bài viết được tham khảo từ nhiều nguồn online. Sau đó được các kiểm duyệt viên kiểm duyệt lại. Nếu có gì sai sót xin được nhận sự góp ý của mọi người.

Các nguồn tham khảo: dieutri.vn; pharmacity.vn; medlatec.vn; vinmec.com; hellobacsi.com

Các bài viết chỉ mang tính tham khảo, mọi người hãy hỏi ý kiến các chuyên gia để có thể xem xét phù hợp với thể trạng, cơ địa của bản thân.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Email
Điện thoại
Zalo
Tin nhắn
Tin nhắn
Điện thoại
Email
Zalo