Trẻ bị đau mắt đỏ – Những lưu ý trong cách chăm sóc và phòng ngừa

1. Tổng quan về đau mắt đỏ ở trẻ

Đau mắt đỏ ở trẻ là một bệnh lý rất thường gặp, nhất là thời điểm từ mùa hè đến cuối mùa thu. Trẻ bị đau mắt đỏ sẽ có triệu chứng mắt sưng đỏ 1 hoặc 2 bên, chảy nước mắt, dịch màu vàng xanh đóng thành ghèn, gỉ trên mí mắt, mắt trở nên nhạy cảm với ánh sáng, có cảm giác cộm, ngứa và xốn ở mắt nên trẻ thường xuyên đưa tay lên dụi mắt.

Nguyên nhân chính gây đau mắt đỏ ở trẻ em là do nhiễm virus, vi khuẩn, trong đó, virus là chủ yếu. Khi trẻ tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết từ mắt, mũi của người bệnh, hoặc khi tiếp xúc gần với người bệnh và người bệnh ho, hắt hơi, nói chuyện, trẻ sẽ bị nhiễm virus, vi khuẩn và mắc bệnh. 

Bên cạnh đó, trẻ em bị đau mắt đỏ có thể do các tác nhân gây dị ứng. Chẳng hạn, khi trẻ tiếp xúc với phấn hoa, lông thú, bụi bẩn hoặc bị dầu gội, sữa tắm dính vào mắt, mắt của trẻ sẽ bị kích ứng, ngứa rát, sưng đỏ. Đối với trường hợp này thì bệnh không có khả năng lây lan.

Trẻ em dễ bị đau mắt đỏ do miễn dịch yếu cùng thói quen đưa tay dụi mắt

Trẻ em dễ bị đau mắt đỏ do miễn dịch yếu cùng thói quen đưa tay dụi mắt

2. Làm gì khi trẻ bị đau mắt đỏ?

Nếu trẻ bị đau mắt đỏ do virus, bạn có thể tự điều trị và chăm sóc tại nhà bằng cách nhỏ nước muối sinh lý. Trường hợp mắt có ghèn, hãy dùng băng gạc thấm nước muối sinh lý và nhẹ nhàng lau xung quanh mắt đến khi thấy không còn ghèn hay dịch rỉ nữa. Nếu chăm sóc tốt, sau vài ngày hay 1 – 2 tuần, bệnh sẽ thuyên giảm và hết.

Trường hợp trẻ đau mắt đỏ do nhiễm vi khuẩn, bạn phải cho trẻ dùng thuốc nhỏ mắt có kháng sinh và kháng sinh đường uống theo chỉ định của bác sĩ. Sau khi dùng thuốc, các triệu chứng của bệnh sẽ thuyên giảm sau 24 – 48 giờ. Lúc này, bạn vẫn tiếp tục cho trẻ dùng thuốc đúng liệu trình 5 – 7 ngày để bệnh hết hẳn, tránh kháng thuốc.

Với nguyên nhân đau mắt ở trẻ do dị ứng, sử dụng thuốc kháng histamin là cần thiết. Nói chung, thuốc này thường được chỉ định sử dụng trong các trường hợp trẻ bị dị ứng nói chung.

Tóm lại, làm gì khi trẻ bị đau mắt đỏ còn tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra bệnh. Bạn nên đưa trẻ đi khám với bác sĩ chuyên khoa để xác định nguyên nhân và có chỉ định, hướng dẫn phù hợp. Lưu ý, ngoại trừ nước muối sinh lý, bạn không được tự ý dùng bất kỳ loại thuốc nào nếu không có chỉ định của bác sĩ.

Khi trẻ bị đau mắt đỏ, cần cho trẻ đi khám để biết nguyên nhân và có cách điều trị

Khi trẻ bị đau mắt đỏ, cần cho trẻ đi khám để biết nguyên nhân và có cách điều trị

3. Cách chăm sóc trẻ bị đau mắt đỏ

Ngoài việc tuân thủ các hướng dẫn điều trị của bác sĩ, khi chăm sóc trẻ bị đau mắt đỏ, bạn cần lưu ý các vấn đề sau.

Vệ sinh mắt hàng ngày

Bạn cần vệ sinh mắt hàng ngày cho trẻ bằng cách hướng dẫn trẻ rửa mắt với nước ấm. Với trẻ nhỏ, chưa biết tự vệ sinh, bạn hãy dùng khăn mềm sạch, thấm nước ấm hoặc nước muối pha loãng để lau nhẹ nhàng vùng mắt cho trẻ. Lưu ý, vệ sinh mắt không bệnh trước, sau đó chuyển sang mắt bệnh hoặc từ mắt bệnh nhẹ sang mắt bệnh nặng. Khăn và thau nước sau khi vệ sinh mắt cần được làm sạch cẩn thận. 

Ngăn ngừa sự tái nhiễm

Vì đau mắt đỏ rất dễ lây lan nên sau khi trẻ khỏi bệnh, bạn cần có cách phòng ngừa cho trẻ để ngăn tái nhiễm. Những cách phòng ngừa đơn giản nhất là tránh tiếp xúc với người đang bị đau mắt đỏ, luôn rửa tay thường xuyên, không đưa tay lên chạm mắt, tuyệt đối không sử dụng chung đồ dùng cá nhân với người khác.

Giảm sự lây lan bệnh

Như đã nói, đau mắt đỏ do nhiễm virus, vi khuẩn rất dễ lây lan. Vì vậy, nếu trong nhà có trẻ bị đau mắt đỏ, những người thân khác nên tránh tiếp xúc với trẻ. Các đồ dùng của bé sau khi dùng xong cần được làm sạch cẩn thận và để riêng. Chẳng hạn, khăn lau và quần áo cần giặt sạch và phơi khô ngoài nắng, sau đó xếp riêng với người khác. Việc này vừa giúp phòng ngừa lây bệnh sang người khác, vừa tránh được nguy cơ tái nhiễm cho trẻ.

Quần áo, khăn lau của trẻ bị đau mắt cần giặt sạch và xếp riêng

Quần áo, khăn lau của trẻ bị đau mắt cần giặt sạch và xếp riêng

Thực hiện sống lành mạnh

Để trẻ mau khỏi bệnh, bạn hãy cho trẻ uống thật nhiều nước. Nước giúp đào thải vi khuẩn, virus gây bệnh ra khỏi cơ thể, đồng thời, phòng tránh tình trạng cơ thể thiếu nước dẫn đến mắt khô rát, khó chịu. Song song đó, tăng cường cho trẻ ăn uống đủ chất, ngủ đủ giấc và tích cực vận động để tăng cường sức đề kháng, đẩy lùi bệnh tật và tránh nguy cơ tái phát. 

Trong thời gian điều trị bệnh, hạn chế cho trẻ ra ngoài, đặc biệt là đến những nơi đông người. Nếu trẻ ra ngoài, phải cho trẻ đeo kính để vừa bảo vệ mắt, vừa tránh lây nhiễm cho người khác. Đặc biệt, không để mắt của trẻ tiếp xúc với màn hình ti vi, máy tính hay điện thoại trong thời gian này. Với trẻ lớn đã đi học, có thể cho trẻ nghỉ ngơi nhiều hơn bình thường để tránh làm mắt nhức mỏi, khó chịu.

4. Phòng ngừa đau mắt đỏ ở trẻ

Có 3 nguyên tắc bạn cần nhớ để phòng ngừa trẻ bị đau mắt đỏ.

  • Đảm bảo môi trường sống và không gian sống sạch sẽ, thoáng đáng, luôn được dọn dẹp, vệ sinh cẩn thận. Phòng ngủ của trẻ phải được hút bụi và thay chăn ga gối nệm thường xuyên. 
  • Giữ gìn vệ sinh cá nhân bằng cách tắm gội cho trẻ hàng ngày, đồng thời, hướng dẫn trẻ rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh hay đi chơi về. Đặc biệt, không đưa lên chạm gãi mắt mũi miệng. 
  • Hạn chế cho trẻ tiếp xúc gần với người khác. Khi đến nơi đông người, nên đeo khẩu trang cho bé. Không để người khác ôm, hôn trẻ, nhất là với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Luôn đeo khẩu trang cho trẻ mỗi khi đi ra ngoài

Luôn đeo khẩu trang cho trẻ mỗi khi đi ra ngoài 

Nếu vẫn còn thắc mắc về hiện tượng trẻ bị đau mắt đỏ, bạn có thể đưa bé đến khám tại Hệ thống Y tế MEDLATEC. Quý khách hãy đặt lịch trước bằng cách gọi đến hotline 1900 56 56 56

 

Các bài viết được tham khảo từ nhiều nguồn online. Sau đó được các kiểm duyệt viên kiểm duyệt lại. Nếu có gì sai sót xin được nhận sự góp ý của mọi người.

Các nguồn tham khảo: dieutri.vn; pharmacity.vn; medlatec.vn; vinmec.com; hellobacsi.com

Các bài viết chỉ mang tính tham khảo, mọi người hãy hỏi ý kiến các chuyên gia để có thể xem xét phù hợp với thể trạng, cơ địa của bản thân.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Email
Điện thoại
Zalo
Tin nhắn
Tin nhắn
Điện thoại
Email
Zalo