U nang đa thùy buồng trứng: Nguyên nhân và cách phòng ngừa

U nang đa thùy buồng trứng gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực đối với sức khỏe bao gồm các triệu chứng như rụng tóc, tăng cân, rối loạn kinh nguyệt…Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể gây ra các biến chứng tiềm ẩn và ảnh hướng đến sức khỏe sinh sản. Cùng tìm hiểu chi tiết về u nang đa thuỳ buồng trứng trong bài viết sau!

Bài viết này được viết dưới sự hướng dẫn chuyên môn của các BS Vũ Xuân Lộc thuộc Trung tâm Hỗ trợ sinh sản và Sức khoẻ phụ nữ Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec.

1. Tìm hiểu về u nang đa thùy buồng trứng

U nang đa thùy buồng trứng là một loại rối loạn nội tiết tố ở phụ nữ, ảnh hưởng đến quá trình phát triển và xuất hiện của trứng trong buồng trứng. Triệu chứng của bệnh bao gồm rụng tóc, mụn trứng cá, tăng cân, rối loạn kinh nguyệt và vấn đề về khả năng thụ thai. Bệnh cũng tác động đến sức khỏe tổng thể của phụ nữ.

Bệnh nang đa thùy  buồng trứng có thể phát sinh ở mọi độ tuổi, nhưng phụ nữ trong độ tuổi sinh sản có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Thông thường, bệnh sẽ xuất hiện ở phụ nữ từ 20 đến 50 tuổi.  

U nang đa thùy buồng trứng là một loại rối loạn nội tiết ở phụ nữ

1.1 Nguyên nhân gây nên bệnh nang đa thùy buồng trứng

Có nhiều nguyên nhân gây u nang đa thùy buồng trứng khác nhau, nhưng một số nguyên nhân chính bao gồm:

  • Rối loạn của các nội tiết tố như estrogen và progesterone: Tình trạng rối loạn này dẫn đến sự phát triển của các cụm tế bào trong buồng trứng và hình thành nang đa thùy.
  • Buồng trứng phát triển bất thường: Khi trứng không rụng ra khỏi buồng trứng như thông thường và tiếp tục phát triển có thể dẫn đến sự hình thành nang đa thùy.
  • Sự lão hóa của buồng trứng: Khi buồng trứng trải qua quá trình lão hóa, các tế bào bên trong có thể phát triển không bình thường và gây ra sự hình thành của nang đa thùy.
  • Chấn thương hoặc viêm nhiễm: Các chấn thương hoặc viêm nhiễm ở buồng trứng cũng dẫn đến sự hình thành của nang đa thùy.
  • Sử dụng thuốc kích thích rụng trứng: Khi người bệnh sử dụng các loại thuốc kích thích rụng trứng như trong trường hợp điều trị vô sinh, điều này cũng có thể gây ra sự hình thành của nang đa thùy.

Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, nguyên nhân chính của bệnh nang đa thùy vẫn không được xác định.  

1.2 Dấu hiệu nhận biết khi bị nang đa thùy buồng trứng

Một số dấu hiệu và triệu chứng mà người bệnh thường gặp khi mắc bệnh u nang đa thùy buồng trứng, bao gồm:

  • Rối loạn kinh nguyệt: Kinh nguyệt không đều hoặc mất kinh nguyệt trong một khoảng thời gian dài.
  • Tăng cân: Tăng cân và khó giảm cân, đặc biệt là ở vùng bụng.
  • Rụng tóc: Rụng tóc, nhất là vùng đầu và ria mép. Đôi khi, người bệnh cũng gặp tình trạng rối loạn trong mọc tóc, bao gồm tóc mọc dày, dài và đen.
  • Mụn trứng cá xuất hiện trên mặt, cổ, lưng và ngực.
  • Thay đổi trong ham muốn tình dục: Người bệnh có thể giảm hoặc tăng ham muốn tình dục bất thường.
  • Thay đổi tâm lý: Người bệnh có thể gặp các triệu chứng như trầm cảm, lo âu và các biểu hiện khác liên quan đến sự biến đổi của nội tiết tố.

1.3 Ảnh hưởng khi bị nang đa thùy ở buồng trứng

U nang đa thùy buồng trứng thường ảnh hưởng đến sức khỏe của phụ nữ như sau:

  • Vấn đề về sinh sản: Nếu nang đa thùy ở buồng trứng phát triển lớn, tình trạng này ảnh hưởng đến khả năng sinh sản bằng cách gây ra vô kinh, rối loạn kinh nguyệt, kinh nguyệt không đều hoặc khó thụ thai.
  • Khó chịu và đau đớn: Nang đa thùy ở buồng trứng gây ra các triệu chứng như đau bụng, đau lưng, cảm giác nặng bụng và sự không thoải mái khác.
  • Tăng cân: Do nang đa thuỳ có thể tăng mức độ hormone nữ nên tình trạng này có thể gây ra tăng cân.
  • Nhiễm trùng: Khi nang đa thùy ở buồng trứng bị vỡ hoặc nứt có thể dẫn đến nhiễm trùng trong cơ thể.
  • Ung thư buồng trứng: Biến chứng này hiếm khi xảy ra, nhưng nang đa thùy ở buồng trứng thật sự có thể dẫn đến ung thư buồng trứng. 
Tăng cân là một trong những triệu chứng của bệnh u nang đa thùy

Nếu có u nang đa thùy buồng trứng, người bệnh nên điều trị càng sớm càng tốt để giảm thiểu những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe. Quá trình điều trị kịp thời có thể giúp kiểm soát các triệu chứng, cải thiện khả năng sinh sản và ngăn ngừa các biến chứng tiềm ẩn khác.

2. Phòng ngừa nang đa thùy ở buồng trứng bằng cách nào?

2.1 Xây dựng chế độ ăn lành mạnh

Chế độ ăn uống lành mạnh và cân bằng các chất dinh dưỡng giúp người bệnh phòng ngừa và giảm nguy cơ mắc bệnh nang đa thùy ở buồng trứng. Chế độ ăn nhiều rau và trái cây cũng giúp giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh.

Bên cạnh đó, mọi người nên bổ sung các thực phẩm giàu chất đạm và hạn chế thực phẩm chứa chất béo bão hòa. Việc tiêu thụ quá nhiều chất béo bão hòa (có trong mỡ động vật, dầu cọ và nhiều thực phẩm khác) có thể tăng nguy cơ mắc bệnh nang đa thùy ở buồng trứng.

Ngoài ra, người bệnh cũng nên uống đủ nước để giúp cơ thể loại bỏ các chất độc hại và duy trì sự cân bằng của nội tiết tố, từ đó giảm nguy cơ mắc bệnh. Hạn chế sử dụng các thực phẩm có chứa hormone tăng trưởng cũng là một cách quan trọng để bảo vệ sức khỏe buồng trứng. 

Người bệnh nên bổ sung các thực phẩm giàu chất đạm và hạn chế thực phẩm chứa chất béo bão hòa

2.2 Chọn các lối sống lành mạnh

Xây dựng lối sống, sinh hoạt lành mạnh là một trong những cách giảm nguy cơ mắc bệnh nang đa thùy ở buồng trứng. Tập thể dục thường xuyên không chỉ giúp giảm nguy cơ mắc bệnh mà còn cải thiện sức khỏe tổng thể.

Mọi người nên chọn những hoạt động thể chất mà bản thân yêu thích, chẳng hạn như đi bộ, chạy bộ, bơi lội hoặc yoga.

Thừa cân béo phì là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh nang đa thuỳ buồng trứng. Chính vì thế, mọi người cần điều chỉnh chế độ ăn và thường xuyên tập luyện, hoạt động thể chất để giảm cân hiệu quả nhằm giảm nguy cơ mắc bệnh.

Nhìn chung, u nang đa thuỳ buồng trứng là một vấn đề ảnh hưởng khá nhiều đến sức khoẻ. Chính vì thế, phụ nữ nên kiểm tra sức khoẻ phụ khoa định kỳ nhằm phát hiện sớm và điều trị bệnh kịp thời, tránh biến chứng nguy hiểm. 

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng. 

 

Các bài viết được tham khảo từ nhiều nguồn online. Sau đó được các kiểm duyệt viên kiểm duyệt lại. Nếu có gì sai sót xin được nhận sự góp ý của mọi người.

Các nguồn tham khảo: dieutri.vn; pharmacity.vn; medlatec.vn; vinmec.com; hellobacsi.com

Các bài viết chỉ mang tính tham khảo, mọi người hãy hỏi ý kiến các chuyên gia để có thể xem xét phù hợp với thể trạng, cơ địa của bản thân.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Email
Điện thoại
Zalo
Tin nhắn
Tin nhắn
Điện thoại
Email
Zalo