Ung thư cổ tử cung có nguy hiểm không và cách phòng ngừa?

Ung thư cổ tử cung có nguy hiểm không và cách phòng ngừa?

Những năm gần đây, ung thư cổ tử cung không còn xa lạ với chị em phụ nữ trên toàn thế giới. Nó đứng hàng thứ 4 về mức độ phổ biến trong các bệnh ung thư ở phụ nữ. Vậy, ung thư cổ tử cung có nguy hiểm không? Mời bạn cùng Bác sĩ Hoa tìm hiểu qua những thông tin dưới đây.

Ung thư cổ tử cung có nguy hiểm không phải xem giai đoạn bệnh

Trước khi trở thành ung thư cổ tử cung, người bệnh sẽ trải qua 1 giai đoạn gọi là tiền ung thư. Các tế bào trong cổ tử cung đã xuất hiện bất thường. Chúng có thể thoái triển, giữ nguyên hoặc tiến triển tiếp thành ung thư. Bạn không cần quá lo lắng tiền ung thư cổ tử cung có nguy hiểm không vì thời kỳ này kéo dài trong nhiều năm (trung bình phải trải qua khoảng 10-15 năm để từ một tế bào bất thường phát triển thành tế bào ác tính ở cổ tử cung), nếu được điều trị tốt sẽ không tiến triển thành ung thư.

Ung thư cổ tử cung có nguy hiểm không tùy vào giai đoạn bệnh

Tương tự như bệnh ung thư khác, ung thư cổ tử cung cũng được chia thành các giai đoạn tương ứng với mức độ phát triển và lan tràn của khối u:

  • Giai đoạn 1 (I): Khối u còn nhỏ, chỉ nằm trong cổ tử cung
  • Giai đoạn 2 (II): Ung thư đã lan ra ngoài cổ tử cung và tử cung nhưng chưa lan đến thành chậu hoặc âm đạo
  • Giai đoạn 3 (III): Ung thư đã lan đến phần dưới âm đạo và có thể đến thành chậu, niệu quản hay các hạch bạch huyết gần đó
  • Giai đoạn 4 (IV): Ung thư đã xâm lấn đến bàng quang, trực tràng hoặc di căn đến các bộ phận ở xa hơn trên cơ thể như xương, phổi, não…
Ung thư cổ tử cung có nguy hiểm không? Bệnh có thể điều trị được, loại bỏ triệt để khối u ra khỏi cơ thể nếu như chẩn đoán ở giai đoạn sớm. Càng ở những giai đoạn muộn, khi ung thư đã lan tràn sang hạch bạch huyết và những cơ quan khác thì khả năng kiểm soát bệnh càng kém, sức khỏe và tuổi thọ của người bệnh cũng giảm đi đáng kể.

Mức độ nghiêm trọng của ung thư cổ tử cung

Hiểu rõ về tiên lượng sống và những biến chứng của bệnh sẽ giúp bạn hình dung rõ hơn về việc ung thư cổ tử cung có nguy hiểm không và nghiêm trọng đến đâu?

Tiên lượng sống

Thực tế, không ai biết được chính xác ung thư cổ tử cung sống được bao lâu. Con số về tuổi thọ không giống nhau ở tất cả bệnh nhân, vì nó phụ thuộc vào tuổi tác, tình trạng bệnh, giai đoạn bệnh, khả năng đáp ứng với điều trị và sức khỏe tổng quát của từng người.

Tuy nhiên, các nhà khoa học có thể thống kê được tỷ lệ bệnh nhân còn sống từ 5 năm trở lên kể từ thời điểm chẩn đoán. Với ung thư cổ tử cung, con số như sau:

  • Nếu được chẩn đoán sớm thì 92% người bệnh có thể sống được 5 năm trở lên. May mắn thay, có khoảng 44% bệnh nhân phát hiện bệnh từ giai đoạn sớm. Vậy, ung thư cổ tử cung giai đoạn 1 có nguy hiểm không thì câu trả lời vẫn là có, nhưng điều trị tích cực sẽ giúp phần lớn người bệnh kiểm soát ung thư và sống lâu dài.
  • Nếu ung thư cổ tử cung đã tiến triển tại chỗ hoặc mới chỉ lan tràn đến hạch bạch huyết lân cận thì 60% bệnh nhân có thể sống được từ 5 năm trở lên. Cụ thể, tỷ lệ này là 70% với giai đoạn 2 và 40% với giai đoạn 3. Con số này cũng phần nào giúp bạn hiểu được ung thư cổ tử cung giai đoạn 2, 3 có nguy hiểm không. Nó sẽ nghiêm trọng và khó điều trị hơn giai đoạn 1, nhưng bệnh nhân vẫn còn nhiều hi vọng.
  • Nếu ung thư cổ tử cung đã di căn xa chỉ 19% trường hợp có thể sống được 5 năm trở lên. Đây là giai đoạn cuối nên rất khó có thể kiểm soát được bệnh.

Bên cạnh đó, tuổi tác cũng ảnh hưởng khá nhiều đến việc ung thư cổ tử cung sống được bao lâu. Theo thống kê, tỷ lệ còn sống sau 5 năm như sau:

  • Người dưới 50 tuổi: 77%
  • Người 50-64 tuổi: 61%
  • Người từ 65 tuổi trở lên: 46%.
Theo thống kê vào năm 2022, có khoảng 350.000 ca tử vong do bệnh ung thư cổ tử cung trên toàn thế giới. 80% các trường hợp tử vong nằm ở những nước đang phát triển và Việt Nam chúng ta cũng nằm trong đó. Vì vậy, ung thư cổ tử cung có nguy hiểm không thì chắc chắn là .

Ung thư cổ tử cung có nguy hiểm không tùy vào biến chứng có thể gặp phải

Ung thư cổ tử cung có nguy hiểm không và biến chứng

Ung thư tiến triển và các phương pháp điều trị có thể ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe người bệnh. 

Các biến chứng muộn do ung thư cổ tử cung tiến triển bao gồm:

  • Suy thận, thận ứ nước: Nếu như khối u đè lên niệu quản, ngăn chặn dòng nước tiểu đi ra khỏi thận sẽ gây ra thận ứ nước. Trong trường hợp thận ứ nước nghiêm trọng có thể làm cho thận bị mất hầu hết hoặc toàn bộ chức năng (suy thận). Ung thư cổ tử cung có nguy hiểm không thì phải đặc biệt lưu ý đến biến chứng này. Đây cũng là biến chứng chính yếu khiến cho người bệnh ung thư cổ tử cung tử vong.
  • Cơn đau: Đau dữ dội khi ung thư lan tràn vào các đầu dây thần kinh, xương hoặc cơ và các cấu trúc, cơ quan lân cận.
  • Huyết khối: Đối với bệnh nhân ung thư, việc nghỉ ngơi trên giường sau phẫu thuật và hóa trị liệu có thể làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông.
  • Chảy máu: Khi ung thư từ cổ tử cung lan tràn vào âm đạo, ruột hoặc bàng quang có thể gây tổn thương và dẫn tới chảy máu. Đây là lý do nhiều bệnh nhân xuất huyết âm đạo.
  • Lỗ rò: Là tình trạng xuất hiện 1 kênh bất thường giữa 2 phần của cơ thể. Trong hầu hết trường hợp rò do ung thư cổ tử cung, lỗ này phát triển giữa bàng quang và âm đạo, khiến âm đạo chảy dịch kèm nước tiểu liên tục. Cũng có một số trường hợp có lỗ rò giữa âm đạo và trực tràng, sẽ làm lỗ rò âm đạo chảy phân.
  • Nhiễm trùng âm đạo: Ở giai đoạn ung thư cổ tử cung tiến triển có thể gặp biến chứng là dịch tiết âm đạo có mùi rất khó chịu. Nguyên nhân do mô bị phân hủy; bàng quang hoặc ruột rò rỉ ra ngoài âm đạo hoặc nhiễm trùng âm đạo do vi khuẩn.

Tác dụng phụ của điều trị có thể bao gồm:

  • Mãn kinh sớm nếu bạn phải cắt bỏ buồng trứng hoặc buồng trứng bị tổn thương khi xạ trị
  • Thu hẹp âm đạo đôi khi xảy ra trong trường hợp xạ trị
  • Ảnh hưởng đến việc mang thai gồm giảm khả năng có thai, tăng nguy cơ sảy thai
  • Mất khả năng sinh con nếu như phải cắt bỏ tử cung, ống dẫn trứng hoặc vòi trứng
  • Phù hạch bạch huyết, thường khiến chân sưng phù
  • Rối loạn cảm xúc như trầm cảm, lo lắng, chán nản.

Cách phòng ngừa bệnh ung thư cổ tử cung

Ung thư cổ tử cung có nguy hiểm không và cách phòng ngừa?

Khi đã hiểu rõ ung thư cổ tử cung có nguy hiểm không, chắc hẳn bạn cũng biết tầm quan trọng của việc phòng ngừa căn bệnh này đối với chị em phụ nữ. Thật ra, không có cách nào giúp bảo vệ bạn tuyệt đối khỏi bệnh này. Tuy nhiên, có một số yếu tố nguy cơ dẫn đến ung thư cổ tử cung có thể phòng ngừa được, giúp giảm đáng kể tỷ lệ mắc bệnh. Những điều mà bạn nên làm bao gồm:

  • Tiêm phòng HPV: Có khoảng 10 loại vi rút HPV được chứng minh sẽ dẫn tới ung thư. Nhiễm HPV chủng nguy cơ cao dai dẳng gây ra hơn 99% các trường hợp ung thư cổ tử cung. Khi chích ngừa vắc xin HPV có thể giúp bạn ngăn ngừa các chủng vi rút gây ung thư cổ tử cung.
  • Sàng lọc ung thư cổ tử cung định kỳ: Phát hiện sớm các loại HPV gây ung thư (qua xét nghiệm HPV) và tìm tế bào tiền ung thư cổ tử cung (thông qua xét nghiệm Pap) là chìa khóa để ngăn ngừa bệnh này. Hầu hết bác sĩ đều khuyên phụ nữ nên xét nghiệm Pap định kỳ từ tuổi 21 và đã có quan hệ tình dục.
  • Đi khám ngay nếu có triệu chứng bất thường: 
    • Chảy máu âm đạo bất thường giữa các kỳ kinh nguyệt, sau mãn kinh hoặc sau khi quan hệ tình dục
    • Tăng tiết dịch âm đạo hoặc dịch âm đạo có mùi hôi
    • Đau kéo dài ở lưng, chân hoặc xương chậu
    • Sụt cân, mệt mỏi, chán ăn
    • Khó chịu ở âm đạo, phù chân.
  • Quan hệ tình dục an toàn: Hãy sử dụng bao cao su hoặc các biện pháp bảo vệ khi quan hệ tình dục để tránh nguy cơ nhiễm HPV và các bệnh lây qua đường tình dục, đồng thời giới hạn số lượng bạn tình. Bạn nên biết rằng phụ nữ bị HIV có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung cao gấp 6 lần người bình thường. Cũng bởi vậy, bệnh nhân HIV cần nắm rõ ung thư cổ tử cung có nguy hiểm không và biện pháp phòng ngừa bệnh.
  • Ngừng hút thuốc lá và tránh khói thuốc.

Tóm lại, ung thư cổ tử cung có nguy hiểm không thì câu trả lời là . Tuy nhiên, may mắn là tiên lượng bệnh khá tốt, đồng thời bệnh có thể phát hiện được từ sớm. Các phương pháp điều trị cũng ngày càng tiến bộ, giúp giảm đáng kể tỷ lệ tử vong vì ung thư cổ tử cung. Vậy nên, bạn đừng quá lo lắng mà hãy tích cực và phối hợp tốt với bác sĩ để điều trị nhé!

[embed-health-tool-bmi]
 

Các bài viết được tham khảo từ nhiều nguồn online. Sau đó được các kiểm duyệt viên kiểm duyệt lại. Nếu có gì sai sót xin được nhận sự góp ý của mọi người.

Các nguồn tham khảo: dieutri.vn; pharmacity.vn; medlatec.vn; vinmec.com; hellobacsi.com

Các bài viết chỉ mang tính tham khảo, mọi người hãy hỏi ý kiến các chuyên gia để có thể xem xét phù hợp với thể trạng, cơ địa của bản thân.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Email
Điện thoại
Zalo
Tin nhắn
Tin nhắn
Điện thoại
Email
Zalo