Ung thư gan có lây không? Phòng tránh bệnh bằng cách nào?

1. Ung thư gan là căn bệnh như thế nào? 

Ung thư gan xảy ra khi các tế bào trong gan xuất hiện tình trạng tăng sinh một cách không kiểm soát hình thành nên những khối u ác tính.

1.1 Phân loại 

Hiện nay ung thư gan được phân thành 2 loại chính là:

  • Ung thư gan nguyên phát: Đây là dạng thường gặp với tỷ lệ mắc bệnh cao, xuất phát từ như mô hoặc trung mô của gan, có thể kể đến các khối u như u tế bào gan, u tế bào đường mật hoặc mạch máu, cơ trơn, cơ vân hoặc ung thư hỗn hợp.
  • Ung thư gan thứ phát: Dạ tình trạng các tế bào ung thư ở cơ quan khác như đường ruột, tụy, mật, phổi,… di căn đến gan.
Tế bào gan phát triển bất thường một cách mất kiểm soát dẫn đến ung thư gan
Tế bào gan phát triển bất thường một cách mất kiểm soát dẫn đến ung thư gan

1.2 Nguyên nhân

Sự hình thành các khối u ở gan có thể do các nguyên nhân như:

  • Xơ gan dẫn đến ung thư gan chiếm khoảng 80% các trường hợp. Xơ gan xảy ra thường do viêm gan B, C, nghiện rượu,…
  • Lạm dụng thuốc tránh thai, sử dụng lâu dài với tần suất liên tục gây nên u tuyến Adenoma trong gan từ đó hình thành u biểu mô tế bào gan.
  • Thường xuyên ăn đỗ, lạc bị mốc cũng là lý do dẫn đến ung thư gan do có chứa thành phần Aflatoxin.

1.3 Triệu chứng 

Những triệu chứng lâm sàng ung thư gan thường gặp có thể kể đến là:

  • Cơ thể thường xuyên mệt mỏi, ăn không ngon miệng, sụt cân nhanh trong thời gian ngắn.
  • Bệnh nhân bị đau bụng, rối loạn tiêu hóa, bụng chướng, buồn nôn, nôn do thức ăn không thể tiêu hóa.
  • Đau tức vùng hạ sườn bên phải, tức ngực.
  • Nước tiểu đậm màu, vàng da, niêm mạc, vàng mắt, ngứa ngáy, vã mồ hôi nhiều, sốt cao do bilirubin ứ đọng và đường mật bị tắc nghẽn.
  • Khó ngủ hay rối loạn giấc ngủ, khả năng tập trung kém, tâm trạng thay đổi bất thường là triệu chứng mà nhiều bệnh nhân gặp phải.
  • Trường hợp nặng, người bệnh có thể bị xuất huyết đường tiêu hóa, người bệnh đi phân đen, bụng đau âm ỉ kéo dài, cơn đau không thể dứt dù đã dùng thuốc.
Người bị ung thư gan có thể xuất hiện tình trạng chướng bụng, buồn nôn,…
Người bị ung thư gan có thể xuất hiện tình trạng chướng bụng, buồn nôn,…

2. Ung thư gan có lây không? 

Vì ung thư gan là căn bệnh nguy hiểm, nguy cơ tử vong cao nên nhiều người lo lắng về khả năng lây lan của bệnh. Vậy ung thư gan có lây không? Ung thư gan không thể lây nhiễm trực tiếp qua các con đường tiếp xúc thông thường như tiếp xúc, quan hệ tình dục hay đường máu. Do đó, nếu bạn tiếp xúc thường xuyên hoặc chăm sóc người bị ung thư gan thì có thể yên tâm về vấn đề này.

Tuy nhiên, một trong những nguyên nhân phổ biến làm tăng nguy cơ dẫn đến ung thư gan là người bệnh bị nhiễm viêm gan B hoặc viêm gan C. Những virus này có khả năng lây nhanh qua tiếp xúc với máu, vật dụng dính máu nhưng không được vô trùng, quan hệ không sử dụng biện pháp an toàn hoặc từ mẹ sang con. Ngoài ra, hầu hết các loại bệnh ung thư, kể cả ung thư gan có nguy cơ di truyền từ cho các thế hệ sau trong gia đình.

Nhiều người cho rằng cấy ghép nội tạng có thể làm lây truyền ung thư gan. Tuy nhiên, xác suất xảy ra trường hợp này gần như bằng không vì trước khi cấy ghép, cả người cho và người nhận quan đều trải qua quá trình kiểm tra, sàng lọc kỹ lượng. Chỉ những gan thật sự khỏe mạnh và không có bất kỳ vấn đề mới được cấy ghép.

Quan hệ tình dục an toàn để hạn chế nguy cơ lây truyền virus viêm gan B, C
Quan hệ tình dục an toàn để hạn chế nguy cơ lây truyền virus viêm gan B, C

3. Phòng ngừa ung thư gan bằng cách nào? 

Để hạn chế đến mức thấp nhất nguy cơ bị ung thư gan, bạn có thể tham khảo một số biện pháp sau:

  • Nên chủ động tiêm phòng viêm gan B để tạo kháng thể chống lại virus. Hiện nay chưa có vaccine phòng bệnh viêm gan C, cách để bảo vệ cơ thể trước virus này là không sử dụng vật dụng cá nhân hoặc đồ vật dính máu với người khác và không quan hệ tình dục với người nhiễm virus.
  • Trường hợp bạn đã mắc bệnh viêm gan B, viêm gan C giai đoạn đầu thì cần điều trị dứt điểm tại các cơ sở uy tín. Trường hợp bệnh chuyển sang giai đoạn mạn tính thì phải theo dõi thường xuyên và tuân thủ những hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
  • Duy trì những thói quen lành mạnh, chế độ ăn uống khoa học, tuyệt đối không sử dụng các thực phẩm đã hư hỏng, bị ôi thiu, hạn chế tiêu thụ rượu, bia, không hút thuốc lá,…
  • Tập thể dục đều đặn mỗi ngày hoặc tối thiểu 5 lần/tuần để duy trì thể trạng tốt, tăng cường chức năng đào thải độc tố của gan và kiểm soát cân nặng ở mức hợp lý.
  • Tránh tiếp xúc với những hóa chất độc hại hoặc môi trường bị ô nhiễm. Nếu bắt buộc cần tiếp xúc thì cần có đồ bảo hộ.
  • Sử dụng các biện pháp bảo vệ an toàn để phòng ngừa nguy lây nhiễm mầm bệnh.

Ngoài việc tìm hiểu những vấn đề tương tự như ung thư gan có lây không thì bạn lưu ý kiểm tra sức khỏe định kỳ để theo dõi, đánh giá chức năng gan, sớm phát hiện bệnh lý nguy hiểm làm tăng nguy cơ dẫn đến ung thư. Nếu ung thư gan được phát hiện sớm cũng như can thiệp điều trị kịp thời, đúng cách thì tỷ lệ sống sẽ tăng. Đó là lý do các chuyên gia khuyến cáo mọi người nên chủ động tầm soát ung thư ở những cơ sở y tế uy tín để giảm tỷ lệ tử vong vì ung thư.

Nơi đây sở hữu đội ngũ y bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm, tay nghề giỏi cùng hệ thống trang thiết bị y tế hiện đại và Trung tâm Xét nghiệm đạt chuẩn quốc tế sẽ giúp bạn yên tâm về kết quả thăm khám, chẩn đoán bệnh. Bên cạnh đó, dựa trên kết quả kiểm tra, bác sĩ sẽ tư vấn biện pháp điều trị và chăm sóc sức khỏe tốt nhất.

Tầm soát ung thư để phát hiện sớm ung thư gan
 

Các bài viết được tham khảo từ nhiều nguồn online. Sau đó được các kiểm duyệt viên kiểm duyệt lại. Nếu có gì sai sót xin được nhận sự góp ý của mọi người.

Các nguồn tham khảo: dieutri.vn; pharmacity.vn; medlatec.vn; vinmec.com; hellobacsi.com

Các bài viết chỉ mang tính tham khảo, mọi người hãy hỏi ý kiến các chuyên gia để có thể xem xét phù hợp với thể trạng, cơ địa của bản thân.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Email
Điện thoại
Zalo
Tin nhắn
Tin nhắn
Điện thoại
Email
Zalo