Ung thư phổi giai đoạn 3 sống được bao lâu là điều mà bệnh nhân nào cũng đặc biệt quan tâm. Tuy nhiên, phụ thuộc vào tình trạng mà tỷ lệ sống sau 5 năm của mỗi người có thể khác nhau. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, bài viết dưới đây sẽ giải đáp chi tiết hơn cho mọi người.
1. Những triệu chứng của ung thư phổi giai đoạn 3
Trước khi xác định ung thư phổi giai đoạn 3 sống được bao lâu, bệnh nhân cần hiểu rõ giai đoạn này bao gồm những triệu chứng nào. Dưới đây là các triệu chứng cần biết:
- Ho, tình trạng viêm phế quản hoặc viêm phổi kéo dài. Ngoài ra, bệnh nhân tái phát bệnh mà không có dấu hiệu cải thiện sau khi điều trị nội khoa.
- Ho hoặc khạc ra máu.
- Thường xuyên đau ngực.
- Bệnh nhân không đủ sức khi leo cầu thang, tập thể dục, đi bộ hoặc cảm thấy hụt hơi, khó thở.
- Cảm thấy mệt mỏi, không muốn ăn, cân nặng giảm không rõ nguyên nhân.
Ngoài ra, bệnh nhân còn xuất hiện một số triệu chứng khác, tùy thuộc vào vị trí và mức độ xâm lấn của khối u như sau:
- Khối u xâm lấn vào thành ngực và cột sống gây ra các cơn đau ngực, xương sườn, vai và lưng.
- Khối u xâm lấn thực quản dẫn đến khó nuốt khi ăn uống hoặc có thể nghẹn.
- Khối u xâm lấn thần kinh quặt ngược thanh quản gây ra tình trạng khàn tiếng.
Để chẩn đoán một trường hợp ung thư phổi, ngoài thăm khám lâm sàng, các phương tiện chẩn đoán cận lâm sàng (bao gồm cả PET-CT scan) sẽ được sử dụng để xác định chính xác loại mô bệnh học, giai đoạn, các yếu tố liên quan khác (như đột biến gen,…). Từ đó hội đồng chuyên khoa sẽ hội chẩn để đưa ra kế hoạch điều trị phù hợp nhất.
2. Ung thư phổi giai đoạn 3 sống được bao lâu?
Theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, tỷ lệ sống sau 5 năm của ung thư phổi giai đoạn 3 là:
- Giai đoạn 3A: 36%
- Giai đoạn 3B: 26%
- Giai đoạn 3C: 13%
Tuy nhiên, đối với một số trường hợp, tiên lượng của bệnh nhân có thể cải thiện như: tình trạng sụt cân dưới 5% trọng lượng cơ thể trước khi điều trị, phổi không bị nhiễm trùng, xẹp phổi hay tràn dịch màng phổi và khả năng điều trị của ung thư tốt.
3. Các phương pháp điều trị
3.1. Điều trị giai đoạn 3A
Ở giai đoạn này bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp cho từng trường hợp cụ thể.
Đối với trường hợp có thể phẫu thuật, bác sĩ sẽ thực hiện phẫu thuật trước, sau đó áp dụng các phương pháp điều trị hỗ trợ để tiêu diệt các tế bào u còn sót lại, đồng thời giúp giảm nguy cơ tái phát. Tùy thuộc vào kết quả sau phẫu thuật và tình trạng cụ thể của từng bệnh nhân bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp phù hợp. Các phương pháp điều trị hỗ trợ bao gồm:
- Xạ trị
- Hóa trị
- Hóa – xạ đồng thời
- Liệu pháp miễn dịch
- Điều trị nhắm trúng đích
Phương pháp phối hợp hóa trị và xạ trị cùng lúc áp dụng cho các trường hợp không thể phẫu thuật. Sau hóa – xạ đồng thời triệt để, bệnh nhân có thể cải thiện tỉ lệ sống thông qua việc điều trị củng cố bằng liệu pháp miễn dịch (Durvalumab – Imfinzi).
Đối với trường họp khối u ở vị trí đỉnh phổi, bệnh nhân sẽ được điều trị bằng phương pháp hóa – xạ đồng thời trước phẫu thuật. Sau đó, bệnh nhân sẽ được đánh giá khả năng phẫu thuật với hai tình huống có thể xảy ra:
- Nếu bệnh nhân có thể phẫu thuật, bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật và sau đó đề xuất phương pháp điều trị hỗ trợ phù hợp dựa trên kết quả sau phẫu thuật.
- Nếu bệnh nhân không thể phẫu thuật, sẽ được tiếp tục hóa trị.
- Phương pháp hóa trị trước (hóa trị tân hỗ trợ) kết hợp với liệu pháp miễn dịch (Nivolumab – Opdivo): Sau giai đoạn điều trị tân hỗ trợ, bệnh nhân có thể được phẫu thuật hoặc hóa – xạ trị đồng thời phụ thuộc vào khả năng đáp ứng điều trị.
Các phương pháp hỗ trợ trước và sau phẫu thuật giúp cải thiện vấn đề ung thư phổi giai đoạn 3 sống được bao lâu?
3.2. Điều trị giai đoạn 3B, 3C
Ung thư phổi giai đoạn 3B, 3C gần như không thể điều trị bằng phẫu thuật, bởi vì bệnh đã tiến triển quá mức. Phương pháp chủ yếu được sử dụng điều trị trong giai đoạn này là hóa – xạ trị đồng thời. Sau đó là điều trị bằng liệu nhắm mục tiêu và liệu pháp miễn dịch, tương tự với giai đoạn 3A.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp, bác sĩ sẽ áp dụng hóa trị và xạ trị để làm giảm kích thước khối u và sau đó thực hiện phẫu thuật.
4. Những điều bệnh nhân cần lưu ý khi sống chung với ung thư phổi giai đoạn 3
Những bệnh nhân mắc ung thư phổi giai đoạn 3 không chỉ phải chịu đau đớn về mặt thể xác mà còn về cả sức khỏe tinh thần. Ngoài ra, các phương pháp điều trị có thể để lại một số tác dụng phụ đối với người bệnh. Do đó, bệnh nhân cần chú ý đến những điều sau:
- Tích cực thông báo với bác sĩ về các triệu chứng mà bệnh nhân gặp phải để nhận được sự tư vấn và kiểm soát một cách hiệu quả nhất.
- Một chế độ ăn uống cân đối là điều rất cần thiết để duy trì sức khỏe cho quá trình điều trị tiếp theo.
- Cải thiện các triệu chứng bằng cách thực hiện các bài tập thở sâu và phục hồi chức năng hô hấp.
- Nếu bệnh nhân đang hút thuốc, nên cân nhắc bỏ thuốc lá.
- Tìm kiếm sự hỗ trợ từ gia đình và tạo ra những cuộc trò chuyện thường xuyên hơn với nhân viên y tế.
- Thực hiện những hoạt động mang lại niềm vui và hạnh phúc cho bản thân. Điều này giúp bệnh nhân nhìn nhận cuộc sống tích cực hơn và yêu đời hơn.
Thực hiện một chế độ ăn cân đối để duy trì sức khỏe trong quá trình điều trị.
Ung thư phổi giai đoạn 3 sống được bao lâu là vấn đề quan trọng mà mọi bệnh nhân đều quan tâm. Tùy thuộc vào tình trạng bệnh và các phương pháp điều trị mà tỷ lệ sống sót khác nhau. Trong quá trình điều trị bệnh nhân cũng cần thực hiện các biện pháp tăng cường sức khỏe tinh thần để hỗ trợ quá trình hồi phục.
Các bài viết được tham khảo từ nhiều nguồn online. Sau đó được các kiểm duyệt viên kiểm duyệt lại. Nếu có gì sai sót xin được nhận sự góp ý của mọi người.
Các nguồn tham khảo: dieutri.vn; pharmacity.vn; medlatec.vn; vinmec.com; hellobacsi.com
Các bài viết chỉ mang tính tham khảo, mọi người hãy hỏi ý kiến các chuyên gia để có thể xem xét phù hợp với thể trạng, cơ địa của bản thân.