Vì sao trẻ bị bắt nạt thường tổn thương sâu sắc?

Ngày nay, vấn nạn bắt nạt hoặc bạo hành trẻ em đã và đang ảnh hưởng tới rất nhiều trẻ em và thanh thiếu niên trong nhiều thế hệ. Nhưng chúng ta còn chưa hiểu rõ vấn nạn này gây ảnh hưởng tới sức khỏe tâm thần như thế nào, không chỉ ở nạn nhân mà cho tới những người chứng kiến và ảnh hưởng lên chính những kẻ bắt nạt.

1. Bắt nạt là như thế nào?

Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh định nghĩa về bắt nạt là một hình thức của “bạo lực giới trẻ” đối với nạn nhân có liên quan đến hành vi hung hãn từ kẻ bắt nạt (một cá nhân hoặc một nhóm). Gốc rễ của những hành vi bắt nạt là sự mất cân bằng về quyền lực – cho dù là trong nhận thức hay trên thực tế – về sức mạnh thể chất, sự giàu có, địa vị xã hội hoặc các chuẩn mực được cân đo. Bắt nạt có thể được lặp lại nhiều lần trong một thời gian dài, dẫn đến hệ quả là tổn hại về thể chất, tâm lý, xã hội hay giáo dục.

Hành vi bắt nạt trong thời gian dài khác với những hành vi bắt nạt xảy ra một lần hoặc những sự cố xảy ra đơn lẻ như tranh cãi và đánh nhau. Các hành vi bắt nạt bao gồm như sau:

  • Hành vi đe dọa hoặc gây ra thương tổn về mặt thể chất như đánh, đẩy ngã hoặc nhổ nước bọt vào nạn nhân.
  • Hành vi cô lập nạn nhân khỏi xã ​​hội, chế giễu, trêu chọc hoặc lăng mạ nạn nhân.
  • Hành vi dọa dẫm, phá hoại tài sản, bắt nạn nhân làm điều gì đó mà họ không muốn làm.
  • Hành vi tung tin đồn thất thiệt hoặc những điều không đúng về nạn nhân.

Những kẻ bắt nạt trên mạng có hành vi hành hạ nạn nhân một cách công khai, riêng tư và /hoặc ẩn danh thông qua các tin nhắn, ứng dụng, diễn đàn hay trên nền tảng trò chơi. Những tin đồn thất thiệt, đe dọa thường là thường vũ khí thường được sử dụng của họ, nhưng mạng xã hội và tin nhắn cho phép những kẻ bắt nạt trên mạng có hành động như: gửi hình ảnh khiêu dâm tới nạn nhân, hoặc gửi các hình ảnh nhạy cảm của nạn nhân cho người khác. Họ cũng có thể tấn công nạn nhân bằng cách liên tục đặt những câu hỏi: Bạn đang ở đâu? Ai ở cùng bạn? Bạn đang làm gì?

Các bậc phụ huynh và giáo viên có thể không nhận thấy rõ hành vi bắt nạt trên mạng cho tới khi những vấn đề này trở nên nghiêm trọng.

2. Tỉ lệ bắt nạt trẻ

Một cuộc thăm dò được tiến hành đã chỉ ra rằng: Cứ năm học sinh từ 12-18 tuổi thì có một em nói rằng các em đã từng bị bắt nạt. Tình trạng này xảy ra thường xuyên, ít nhất 1 lần/tuần ở 14% các trường công lập. Những trường hợp này chiếm tỉ lệ cao ở các trường trung học cơ sở, theo sau là các trường trung học phổ thông và trường tiểu học.

Có một số lượng lớn các thanh thiếu niên đã phải trải qua tình trạng bắt nạt trên trực tuyến. Trung tâm Nghiên cứu Pew phát hiện ra rằng cứ ba thanh thiếu niên Mỹ thì sẽ có hai người từng bị bắt nạt trên mạng. Bởi tình trạng này có thể diễn ra 24/7 và diễn ra công khai, cho nên nạn nhân có thể cảm thấy họ không bao giờ có thể thoát ra khỏi điều này.

Đối tượng trẻ em và thanh thiếu niên có nguy cơ bị bắt nạt cao hơn thường có đặc điểm được coi là “khác biệt” về ngoại hình, khác biệt bản sắc văn hóa hoặc khuyết tật. Những nạn nhân bị bắt nạt có thể mới tới trường và /hoặc có ít bạn bè hơn. Bản thân những kẻ bắt nạt có thể là những người nổi tiếng trong trường, được nhiều người biết đến, hoặc là người cá biệt bị hắt hủi. Những kẻ bắt nạt có thể là lại chính là nạn nhân của những lần bắt nạt trong quá khứ, hoặc họ đã từng gặp khó khăn trong việc tuân theo các quy tắc, cha mẹ của họ ít dành thời gian quan tâm họ hơn và /hoặc họ đã từng chứng kiến hành vi bạo hành, coi bạo hành là hành động có thể chấp nhận được.

3. Vấn nạn trẻ bị bạo hành gây ra ảnh hưởng tới sức khoẻ tâm thần như thế nào?

Vấn nạn bạo hành có thể gây ra những ảnh hưởng tới sức khỏe tinh thần, thể chất và tình cảm trong những năm học của trẻ và khi trẻ trưởng thành. Hành vi bạo hành có thể dẫn tới những chấn thương về thể chất, các vấn đề xã hội hay về cảm xúc, và trong một số trường hợp thậm chí có thể dẫn tới hậu quả là tử vong.

Những đứa trẻ bị bắt nạt có nhiều khả năng bị trầm cảm, rối loạn lo âu, thậm chí là gây tổn thương lâu dài tới lòng tự trọng. Các nạn nhân thường sẽ cảm thấy cô đơn, một số nạn nhân có thể có động thái chống trả bằng bạo lực cực đoan, đột ngột;

Những kẻ bắt nạt có nguy cơ cao hơn trong việc chống đối xã hội, đôi khi đây là những hành vi bạo lực như đánh nhau và phá hoại tài sản. Họ thường gặp một số vấn đề ở trường học bao gồm cả việc bỏ học. Nhiều khả năng những đối tượng này lạm dụng chất kích thích và rượu nhiều hơn. Tình trạng này có thể tiếp tục đến tuổi trưởng thành, khi họ có nhiều khả năng lạm dụng bạn đời, vợ /chồng, hoặc con cái của mình tham gia vào hành vi phạm tội.

Nạn nhân bắt nạt là chỉ những người vừa đi bắt nạt và cũng vừa bị bắt nạt, họ là đối tượng phải chịu những ảnh hưởng nghiêm trọng nhất. Họ có nguy cơ gặp các vấn đề về tâm thần và hành vi hơn những người chỉ là nạn nhân hoặc chỉ là kẻ bắt nạt. Tỉ lệ trầm cảm, rối loạn lo âu, có ý tưởng hoặc có hành vi tự tử chiếm tỉ lệ cao nhất.

Những người chứng kiến hành vi bạo hành ​​thuộc một trong hai nhóm: người có hành động để ngăn chặn hành vi bạo hành và những người không có hành động.

  • Những người không có hành động ngăn chặn hành vi bạo hành do ho có thể sợ bị trả thù hoặc cảm thấy khó chịu vì họ muốn can thiệp nhưng lại không đủ can đảm để thực hiện. Họ có thể gia tăng sư lo lắng và trầm cảm, ảnh hưởng tới kết quả học tập, tăng tần suất sử dụng các chất kích thích, rượu và thuốc lá.
  • Những người chứng kiến và có hành động để ngăn chặn hành vi bạo hành sẽ có những kết quả có lợi, bao gồm cả gia tăng lòng tự trọng.

Không có mối liên hệ trực tiếp nào giữa hành động bắt nạt và hành vi tự tử, vì đây thường không phải là do một nguồn tổn thương duy nhất. Nhưng bắt nạt có thể góp phần vào cảm giác bất lực và tuyệt vọng mãnh liệt liên quan đến hành vi tự sát. Những nạn nhân hoặc kẻ bắt nạt mà bị bắt nạt tần suất liên tục, thường xuyên có nguy cơ tự tử cao hơn. Nạn nhân bắt nạt có nguy cơ tự tử hay hành vi tự hại cao nhất.

4. Tầm quan trọng của việc giải quyết vấn nạn bạo hành

Bởi những ảnh hưởng tiềm ẩn tới sức khỏe tâm thần đối với những người liên quan, điều quan trọng là cần phải chú ý đến các dấu hiệu cảnh báo của hành vi này.

Trẻ em bị bạo hành có thể trở về nhà với những vết thương trên cơ thể không rõ nguyên nhân, sách vở bị “mất” hoặc hư hỏng tài sản. Chúng có thể gặp tình trạng khó ngủ và mất đi hứng thú với những hoạt động yêu thích. Nếu như trẻ sợ phải vào căng tin trong giờ ăn trưa, khi trở về nhà chúng có thể cảm thấy đói. Trẻ có thể giả vờ ốm để trốn học, ảnh hưởng tới kết quả học tập. Còn một số trường hợp có thể tránh tương tác xã hội, trong khi một số khác có thể bắt đầu có hành vi bắt nạt những người khác. Nạn nhân có thể cố gắng đối phó bằng cách tự làm hại bản thân hoặc bỏ chạy.

Mặt khác, những kẻ bắt nạt có thể trở nên hung hãn, tàn bạo hơn, bạn bè của chúng có thể chính là những kẻ bắt nạt khác. Hành vi bắt nạt có thể là một cơ chế để đối phó với tâm lý căng thẳng hoặc tâm lý bị lạm dụng trong cuộc sống của chúng. Chúng có thể sử dụng việc “đổ lỗi” để từ chối chịu trách nhiệm về hành động của bản thân. Tiền bạc hoặc tài sản tăng thêm không giải thích được cũng là những dấu hiệu được cảnh báo.

Tóm lại, vấn nạn trẻ bị bạo hành gây ra tổn thương cho tất cả mọi người có liên quan, điều quan trọng là phải giải quyết vấn nạn này càng sớm càng tốt. Phụ huynh và giáo viên có thể làm việc để đảm bảo tính an toàn và ngăn ngừa hành vi bắt nạt ở trong tương lai. Các kỹ thuật quản lý căng thẳng và thư giãn cũng có thể trở nên hữu ích.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số
HOTLINE
hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.

 

Các bài viết được tham khảo từ nhiều nguồn online. Sau đó được các kiểm duyệt viên kiểm duyệt lại. Nếu có gì sai sót xin được nhận sự góp ý của mọi người.

Các nguồn tham khảo: dieutri.vn; pharmacity.vn; medlatec.vn; vinmec.com; hellobacsi.com

Các bài viết chỉ mang tính tham khảo, mọi người hãy hỏi ý kiến các chuyên gia để có thể xem xét phù hợp với thể trạng, cơ địa của bản thân.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Email
Điện thoại
Zalo
Tin nhắn
Tin nhắn
Điện thoại
Email
Zalo