Viêm cơ tay do nhiễm khuẩn, hay còn được gọi được viêm cơ tay nhiễm trùng, là một trường hợp hiếm gặp những có thể ảnh hưởng đến các cơ ở tay và mô xung quanh.
Trong bài viết này. hãy cùng Bác sĩ Hoa tìm hiểu về nguyên nhân và triệu chứng, cách điều trị viêm cơ tay do nhiễm khuẩn nhé!
Viêm cơ tay do nhiễm khuẩn là gì?
Viêm cơ tay có thể xảy ra sau khi cơ thể bị nhiễm virus, vi khuẩn, nấm hoặc ký sinh trùng, gây ra các cơn đau cơ từ nhẹ đến nặng, nghiêm trọng nhất là tiêu cơ vân và tổn thương thận vĩnh viễn. Viêm cơ nhiễm khuẩn cũng giống như triệu chứng của viêm đa cơ nhưng thường biểu hiện ở phần gân. Đây là trường hợp tương đối hiếm gặp vì mô cơ trong cơ thể có khả năng kháng lại các bệnh truyền nhiễm khá tốt.
Các triệu chứng nhận biết viêm cơ tay
Triệu chứng của viêm cơ tay do nhiễm trùng có thể bao gồm:
- Đau và nhức mỏi cơ tay.
- Sưng đỏ ở xung quanh khu vực viêm.
- Giảm khả năng vận động và di chuyển cơ tay, ảnh hưởng đến các hoạt động hằng ngày.
- Các triệu chứng của nhiễm trùng khác như chảy mủ hoặc bệnh nhân có thể bị sốt .
Tuy nhiên, hãy lưu ý rằng triệu chứng có thể khác nhau tùy thuộc vào từng người và từng trường hợp cụ thể. Nếu bạn gặp bất kỳ triệu chứng nào liên quan đến viêm cơ tay, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để được đánh giá và điều trị chính xác.
Nguyên nhân gây nên viêm cơ tay do nhiễm khuẩn
Một số nguyên nhân gây viêm cơ tay có thể bao gồm:
- Nhiễm trùng trực tiếp thông qua vết thương hoặc cắt tổn thương: Một cú va đập mạnh, vết thương, cắt hoặc bị thủng vào cơ tay có thể tạo ra lối vào cho vi khuẩn gây nhiễm.
- Nhiễm trùng từ các vùng khác trong cơ thể: Nhiễm khuẩn từ các vùng khác của cơ thể có thể lan truyền vào cơ tay thông qua hệ mạch máu.
- Vi khuẩn gây nhiễm thông qua vùng da tổn thương: Nếu vùng da xung quanh cơ tay bị tổn thương hoặc bị viêm, vi khuẩn có thể xâm nhập vào cơ tay.
Có nhiều loại vi khuẩn, virus có thể gây ra viêm cơ tay nhưng tụ cầu vàng Staphylococcus Aureus là phổ biến nhất (chiếm 75% các trường hợp). Kế tiếp là liên cầu, trực khuẩn mủ xanh. Những trường hợp viêm cơ do vi khuẩn gây ra còn được gọi là viêm cơ sinh mủ. Dù vậy, có vi khuẩn trong máu thì chưa đủ điều kiện gây ra viêm cơ mà phải kết hợp thêm yếu tố cơ bị tổn thương. Lúc này, sự tổn thương cơ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập vào bên trong, làm tổ và gây ra bệnh.
Các yếu tố nguy cơ khác có thể gây viêm cơ tay nhiễm khuẩn bao gồm:
- Người bị suy giảm miễn dịch như bệnh nhân tiểu đường, HIV, người sử dụng thuốc corticoid dài ngày, người suy nhược cơ thể, người điều trị với thuốc ức chế miễn dịch…
- Có chấn thương, vết thương hở, mụn nhọt ở da tay
- Thực hiện một số thủ thuật y tế ở tay nhưng không đảm bảo điều kiện vô trùng.
Cách điều trị viêm cơ tay do nhiễm khuẩn
Viêm cơ tay nhiễm trùng là tình trạng hiếm nhưng có thể điều trị khỏi. Việc điều trị cũng sẽ tùy thuộc vào nguyên nhân cụ thể gây ra nhiễm trùng, có thể bao gồm việc sử dụng kháng sinh toàn thân hay thuốc chống virus, chống kí sinh trùng. Trong trường hợp đã xuất hiện ổ áp xe, có thể cần dẫn lưu bằng phẫu thuật hoặc qua da.
Bên cạnh đó, bác sĩ cũng sẽ kết hợp các biện pháp điều trị triệu chứng, nâng cao sức khỏe tổng thể cho bệnh nhân và chống sốc nhiễm trùng nếu có.
Quá trình phục hồi của người bệnh sẽ phụ thuộc vào mức độ nhiễm trùng cũng như đáp ứng của cơ thể với liệu trình điều trị bệnh.
Ngoài ra, việc phòng ngừa nhiễm trùng, vệ sinh vết thương cũng như tiêm phòng đầy đủ cũng rất cần thiết để hạn chế viêm cơ tái phát.
Biến chứng của viêm cơ tay do nhiễm khuẩn
Nếu không được điều trị và chăm sóc đúng cách, viêm cơ tay nhiễm khuẩn có thể dẫn đến các trình trạng nguy hiểm hơn như:
- Hội chứng chèn ép khoang.
- Viêm tủy xương, viêm khớp nhiễm trùng do nhiễm trùng cơ lây lan.
- Hình thành ổ áp xe xa.
- Sốc nhiễm trùng.
Tình trạng viêm cơ tay nhiễm khuẩn tuy hiếm gặp nhưng có nguy cơ biến chứng nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị đúng cách. Vậy nên khi phát hiện các triệu chứng đau, nhức, sưng cơ kèm theo các biểu hiện của nhiễm trùng, hãy nhanh chóng đi khám bác sĩ bạn nhé!
[embed-health-tool-bmi]Các bài viết được tham khảo từ nhiều nguồn online. Sau đó được các kiểm duyệt viên kiểm duyệt lại. Nếu có gì sai sót xin được nhận sự góp ý của mọi người.
Các nguồn tham khảo: dieutri.vn; pharmacity.vn; medlatec.vn; vinmec.com; hellobacsi.com
Các bài viết chỉ mang tính tham khảo, mọi người hãy hỏi ý kiến các chuyên gia để có thể xem xét phù hợp với thể trạng, cơ địa của bản thân.