Viêm thoái hóa khớp ngón tay: Những thông tin nên biết

1. Nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm thoái hóa khớp ngón tay 

Viêm thoái hóa khớp ngón tay xảy ra khi có tổn thương và thoái hóa ở sụn khớp ngón tay. Tình trạng này dẫn khiến cho khớp tay bị đau, sưng, khả năng vận động giảm. Bệnh có thể xảy ra ở một hoặc nhiều khớp ngón tay, thường gặp ở người lớn tuổi.

Yếu tố tuổi tác được xếp hàng đầu đối với sự hình thành bệnh lý này. Sự tăng lên của tuổi tác khiến cho cơ thể nằm trong chu kỳ lão hóa tự nhiên, sụn và khớp vì thế ngày càng yếu đi và thoái hóa. Đây là lý do khiến khả năng đàn hồi và bảo vệ của sụn khớp ngày càng giảm.

Di truyền cũng là yếu tố có thể dẫn đến viêm thoái hóa khớp ngón tay. Nếu trong gia đình từng có người bị viêm thoái hóa khớp ngón tay thì bạn có nguy cơ phát triển bệnh. Chức năng và cấu trúc của khớp trong trường hợp này sẽ bị chi phối bởi gen.

Một nguyên nhân khác nữa là chấn thương trong quá khứ như gãy xương hoặc trật khớp, có thể khiến khớp bị tổn thương vĩnh viễn và viêm thoái hóa.

Người làm công việc phải sử dụng khớp tay nhiều hoặc tham gia các hoạt động thể thao cần dùng tay có thể làm tăng áp lực lên khớp ngón tay và khiến khớp ngày càng bị bào mòn.

Chấn thương vùng bàn tay làm tăng nguy cơ tiến triển viêm thoái hóa khớp ngón tay
Chấn thương vùng bàn tay làm tăng nguy cơ tiến triển viêm thoái hóa khớp ngón tay

2. Triệu chứng thường gặp nhất ở bệnh viêm thoái hóa khớp ngón tay

Các triệu chứng viêm thoái hóa khớp ngón tay thường xuất hiện chậm và có thể thay đổi theo từng giai đoạn phát triển bệnh.

  • Đau khớp ngón: Đau ở bệnh lý này có tính chất phát triển theo hướng đau nhói hoặc âm ỉ tại các khớp ngón tay, nhất là khi cử động hoặc thực hiện các hoạt động cầm, nắm.
  • Sưng, cứng khớp ngón tay: Khớp ngón tay sưng tấy khiến cho vùng này trở nên ấm hơn, khi chạm vào dễ cảm thấy đau và khó chịu. Ngoài ra, người bệnh cũng dễ gặp tình trạng cứng khớp khiến cho việc cử động tay trở nên khó khăn hơn, nhất là vào buổi sáng. Điều này khiến việc cử động trở nên khó khăn hơn trong những giờ đầu tiên của ngày mới.
  • Cử động ngón tay khó khăn: Người bệnh có thể thấy khó khăn khi thực hiện các thao tác hàng ngày như viết, cầm nắm đồ vật hoặc thậm chí là các hoạt động đơn giản.

3. Chẩn đoán viêm thoái hoá khớp ngón tay

  • Người bệnh được hỏi thông tin về tiền sử bệnh cùng các chấn thương đã từng gặp phải ở bàn tay.
  • Bác sĩ thăm khám để kiểm tra u cục, tình trạng sưng hoặc khả năng cử động khớp. Người bệnh cần giữ nguyên bàn tay để bác sĩ tiến hành di chuyển khớp. Trường hợp quá trình di chuyển phát hiện cảm giác đau hoặc có âm thanh lạo xạo tức là có tình trạng bào mòn sụn khiến cho xương cọ sát vào nhau.
  • Chụp X-quang bàn tay nhằm kiểm tra dấu hiệu viêm thoái hóa khớp ngón tay.
Chụp X-quang bàn tay cung cấp cơ sở giúp chẩn đoán viêm thoái hóa khớp ngón tay
Chụp X-quang bàn tay cung cấp cơ sở giúp chẩn đoán viêm thoái hóa khớp ngón tay

4. Điều trị viêm thoái hoá khớp ngón tay

4.1. Điều trị không can thiệp phẫu thuật

Bệnh viêm thoái hóa khớp ngón tay ở giai đoạn đầu chủ yếu được điều trị thông qua:

Dùng thuốc uống

Nếu viêm khớp ngón tay chỉ gây đau khi làm việc nặng hoặc phải hoạt động nhiều, có thể cân nhắc dùng thuốc kháng viêm nhẹ. Người bệnh cũng cần giảm hoạt động nặng hoặc dừng những công việc cần thực hiện cử động tay nhiều để các triệu chứng bệnh không nghiêm trọng hơn.

Một số loại thuốc chứa thành phần bổ sung dịch khớp, bôi trơn khớp cũng sẽ được sử dụng như: glucosamin, chondroitin, hyaluronate,…

Dùng thuốc tiêm

  • Huyết tương giàu tiểu cầu: Tiêm huyết tương giàu tiểu cầu giúp tạo chất nền để tế bào biểu mô và mạch máu tăng khả năng phát triển, giúp phân chia tế bào máu và phát triển mạch máu. Phương pháp này giúp tái sinh mô bị hư hại và tăng sức mạnh cho tế bào biểu mô.
  • Cortisone: Một số trường hợp cần thiết sẽ được bác sĩ chỉ định tiêm Cortisone khớp ngón tay. Tuy nhiên, phương pháp điều trị này chỉ mang tính tạm thời. Thuốc chỉ phát huy công dụng giảm đau trong khoảng vài tuần hoặc cao nhất là vài tháng nhưng lại tiềm ẩn nguy cơ khiến khớp bị nhiễm trùng nếu không được thực hiện bởi cơ sở y tế uy tín.

Phục hồi chức năng

Vật lý trị liệu có tác dụng kiểm soát triệu chứng viêm thoái hóa khớp ngón tay để các cử động tay không trở nên khó khăn hơn. Bác sĩ hoặc chuyên gia y tế sẽ hướng dẫn người bệnh giảm đau bằng cách nghỉ ngơi, chườm nóng hoặc thoa thuốc bôi giảm đau.

Các bài tập căng cơ và biên độ chuyển động nên được ưu tiên để khôi phục dần cử động ngón. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể tập bài tập tăng sức mạnh vận động tay để tăng khả năng chịu đựng của khớp trước các áp lực bất ngờ.

Băng hoặc nẹp ngón tay

Phương pháp này có tác dụng giảm đau, giảm nguy cơ khiến khớp bị biến dạng hoặc biến dạng nặng hơn.

Băng thun ngón tay hỗ trợ điều trị viêm thoái hóa khớp
Băng thun ngón tay hỗ trợ điều trị viêm thoái hóa khớp 

4.2. Phẫu thuật

Viêm thoái hóa khớp ngón tay tiến triển nghiêm trọng, đã điều trị bằng phương pháp khác nhưng không kiểm soát được triệu chứng thường sẽ được thực hiện phẫu thuật hàn xương hoặc thay khớp nhân tạo.

Người bệnh cần đeo nẹp hoặc bó bột vùng tay bị viêm trong khoảng 6 tuần. Sau khi nẹp được tháo ra, người bệnh cần có khoảng thời gian vật lý trị liệu để giúp ngón tay được khôi phục sức mạnh và độ linh hoạt như bình thường.

Viêm thoái hóa khớp ngón tay nếu tiến triển kéo dài mà không có biện pháp điều trị hiệu quả sẽ ảnh hưởng lớn đến công việc, cuộc sống và suy giảm sức khỏe người bệnh. Những thông tin trên đây hy vọng giúp bạn nhận biết sớm bệnh và thăm khám bác sĩ chuyên khoa để tìm ra phương án điều trị, bảo vệ tốt nhất cho khớp ngón tay trước những tổn thương nghiêm trọng.

Quý khách hàng có nhu cầu thăm khám cùng bác sĩ chuyên khoa Cơ xương khớp.

 

Các bài viết được tham khảo từ nhiều nguồn online. Sau đó được các kiểm duyệt viên kiểm duyệt lại. Nếu có gì sai sót xin được nhận sự góp ý của mọi người.

Các nguồn tham khảo: dieutri.vn; pharmacity.vn; medlatec.vn; vinmec.com; hellobacsi.com

Các bài viết chỉ mang tính tham khảo, mọi người hãy hỏi ý kiến các chuyên gia để có thể xem xét phù hợp với thể trạng, cơ địa của bản thân.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Email
Điện thoại
Zalo
Tin nhắn
Tin nhắn
Điện thoại
Email
Zalo