Xuất huyết tiêu hóa đeo bám nam bệnh nhân, chuyên gia chỉ ra nguyên nhân hàng đầu khiến bệnh tái nhiễm nhiều lần

1. Đi ngoài phân đen – Biểu hiện cảnh báo bệnh lý tiêu hóa nguy hiểm 

Anh T. được bác sĩ thăm khám lâm sàng và thực hiện các xét nghiệm, thăm dò chức năng cần thiết. Kết quả nội soi thực quản – dạ dày – tá tràng cho thấy có 2 ổ loét kích thước 0,6 – 0,8cm, bờ phù nề, đáy phủ giả mạc trắng, có cặn đen trên nền sẹo cũ từ vết loét trước gây co kéo, biến dạng.

Hình ảnh nội soi thực quản - dạ dày - tá tràng cho thấy có 2 ổ loét bờ phù nề, đáy phủ giả mạc trắng 
Hình ảnh nội soi thực quản – dạ dày – tá tràng cho thấy có 2 ổ loét bờ phù nề, đáy phủ giả mạc trắng 

Ngoài ra, kết quả xét nghiệm vi khuẩn HP của bệnh nhân dương tính. Đây được coi là “thủ phạm” hàng đầu gây viêm loét dạ dày – tá tràng dẫn đến tình trạng xuất huyết tiêu hóa.

Bác sĩ chẩn đoán xác định bệnh nhân bị xuất huyết tiêu hóa do loét hành tá tràng (Forrest IIC). Giai đoạn này, nếu không được điều trị kịp thời có thể loét tiến triển rộng, tình trạng nặng lên dẫn đến biến chứng do loét gây chảy máu ồ ạt, thiếu máu, sốc và tử vong.

Trước tình trạng nguy hiểm, anh T. nhập viện điều trị nội trú. Lần điều trị này, anh được bác sĩ thay đổi phác đồ điều trị, nếu kết quả không khả quan cần thực hiện nuôi cấy vi khuẩn HP bằng phương pháp kháng sinh đồ.

May mắn, sau 5 ngày điều trị nội khoa tích cực, anh được xuất viện, tình trạng sức khỏe chuyển biến tốt, đại tiện phân vàng, các chỉ số xét nghiệm ổn định.

Qua ca bệnh, bác sĩ đưa ra khuyến cáo bệnh nhân có tiền sử nhiễm HP dẫn đến viêm loét dạ dày – tá tràng cần có kế hoạch theo dõi định kỳ, tránh nguy cơ tái phát bệnh.

2. Vi khuẩn HP: Dễ kháng thuốc, dễ tái phát 

Vi khuẩn Helicobacter pylori (hay còn gọi là vi khuẩn HP) là nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng viêm loét dạ dày – tá tràng dẫn tới biến chứng thủng dạ dày – tá tràng, xuất huyết tiêu hóa, hẹp môn vị – hành tá tràng.

Hiện nay, theo thống kê từ Bộ Y tế, tại Việt Nam tỷ lệ nhiễm vi khuẩn HP ở mức cao, khoảng 70-80% dân số. Với thói quen sử dụng chung bát nước chấm, bát canh, gắp thức ăn cho người khác trong bữa ăn… của người dân nước ta, vi khuẩn HP có thể dễ dàng lây nhiễm qua đường hô hấp.

Việt Nam có tỷ lệ nhiễm vi khuẩn HP ở mức cao 
Việt Nam có tỷ lệ nhiễm vi khuẩn HP ở mức cao 

Khi bị nhiễm HP, hầu hết bệnh nhân không có bất kỳ triệu chứng nào. Tuy nhiên, khi nhiễm trùng gây loét dạ dày – tá tràng, bệnh nhân có thể gặp phải một số triệu chứng như: Đau bụng, nóng rát vùng thượng vị (vùng trên rốn), đầy bụng, buồn nôn, ợ chua, đại tiện phân đen, mệt mỏi…

Vi khuẩn HP rất dễ tái phát. Thực tế đáng lo ngại rằng dù người bệnh đã trải qua quá trình loại bỏ vi khuẩn HP thành công, nhưng vẫn có nguy cơ tái nhiễm bệnh cao.

Hiện nay, việc điều trị vi khuẩn HP rất khó khăn, tỷ lệ tái phát do nhiều nguyên nhân, có thể kể đến như:

  • Người bệnh không tuân thủ phác đồ điều trị.
  • Tình trạng kháng kháng sinh cao do người dân thường xuyên tự ý sử dụng kháng sinh bừa bãi.
  • Chế độ ăn uống thiếu khoa học, người bệnh thường xuyên sử dụng đồ ăn mặn, chua cay, uống nhiều rượu bia, ăn uống không đúng giờ.
  • Thói quen ăn chung của người Việt dễ khiến vi khuẩn tái nhiễm qua đường hô hấp.

2. Lời khuyên từ chuyên gia: Làm gì để ngăn ngừa vi khuẩn HP tái phát? 

Khi bị nhiễm vi khuẩn HP, người bệnh nên nhanh chóng điều trị sớm. Với chỉ định của bác sĩ, người bệnh cần tuân thủ và phối hợp để đảm bảo hiệu quả điều trị, tránh nguy cơ tái nhiễm HP, hoặc biến chứng nguy hiểm hơn.

Để đảm bảo quá trình điều trị hiệu quả, nếu đã bị tái nhiễm HP nhiều lần, bệnh nhân nên được thực hiện xét nghiệm kháng sinh đồ xác định mức độ nhạy cảm của vi khuẩn với kháng sinh. Từ đó, bác sĩ lên phác đồ cá thể hóa điều trị nhằm đảm bảo mức độ hiệu quả loại bỏ HP và hạn chế HP kháng thuốc.

Bên cạnh đó, để giảm thiểu nguy cơ tái nhiễm HP, người bệnh nên tuân thủ lối sống lành mạnh, nghỉ ngơi đầy đủ, giảm tình trạng căng thẳng, kiểm soát stress; kiêng các loại bia rượu, cà phê, nước có gas, chất kích thích; hạn chế các loại thực phẩm chiên rán, cay nóng, chứa nhiều axit (chanh, cam, quýt…).

Chẩn đoán và điều trị các bệnh lý tiêu hóa với đội ngũ chuyên môn giàu kinh nghiệm và ứng dụng các phương pháp chẩn đoán, điều trị tiên tiến (thực hiện nuôi cấy vi khuẩn HP bằng kháng sinh đồ, nội soi NBI dải tần ánh sáng hẹp, nội soi độ phân giải cao HDTV, nội soi can thiệp điều trị ung thư sớm ESD, EMR…).

 

Các bài viết được tham khảo từ nhiều nguồn online. Sau đó được các kiểm duyệt viên kiểm duyệt lại. Nếu có gì sai sót xin được nhận sự góp ý của mọi người.

Các nguồn tham khảo: dieutri.vn; pharmacity.vn; medlatec.vn; vinmec.com; hellobacsi.com

Các bài viết chỉ mang tính tham khảo, mọi người hãy hỏi ý kiến các chuyên gia để có thể xem xét phù hợp với thể trạng, cơ địa của bản thân.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Email
Điện thoại
Zalo
Tin nhắn
Tin nhắn
Điện thoại
Email
Zalo